- Bảo Hiểm Hàng Hải
- bảo hiểm ô tô
- Bảo hiểm kỹ thuật
- Bảo Hiểm Tài Sản
- Bảo Hiểm Trách Nhiệm
- Bảo Hiểm Con Người
Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc kho xăng dầu
Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc kho xăng dầu
Tài sản phải tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc kho xăng dầu gồm:
1. Nhà, công trình kiến trúc và các trang thiết bị kèm theo;
2. Máy móc thiết bị;
3. Các loại hàng hoá, vật tư, tài sản khác.
Những tài sản trên được bảo hiểm khi giá trị của tài sản tính được thành tiền và được ghi trong Hợp đồng bảo hiểm cháy nổ bắt buộc kho xăng dầu.
Xem thêm: giá bảo hiểm tòa nhà cao tầng
Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc kho xăng dầu
1. Doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp được Bộ Tài chính cấp Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ.
2. Bên mua bảo hiểm là cơ quan, tổ chức và cá nhân sở hữu hoặc quản lý hoặc sử dụng cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ và được ghi tên trong Giấy chứng nhận bảo hiểm cháy nổ bắt buộc kho xăng dầu.
3. Cháy là phản ứng hóa học có tỏa nhiệt và phát sáng do nổ hoặc bất kỳ nguyên nhân nào khác.
4. Nổ là phản ứng hoá học gây ra việc giải phóng khí và năng lượng đột ngột với khối lượng lớn đồng thời phát ra âm thanh và ảnh hưởng vật lý đến các vật xung quanh nhưng loại trừ:
a) Tài sản được bảo hiểm bị phá huỷ hay hư hại do nồi hơi, thùng đun nước bằng hơi đốt, bình chứa, máy móc hoặc thiết bị mà áp suất bên trong tạo ra hoàn toàn do hơi nước tạo ra bị nổ (chứ không phải do bắt cháy từ nguồn nổ) nếu nồi hơi và những máy móc thiết bị đó thuộc quyền sở hữu hay điều khiển của bên mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc kho xăng dầu.
Xem thêm: giá bảo hiểm cháy nổ bắt buộc bao nhiêu ?
b) Bình chứa, máy móc hay thiết bị hoặc chất liệu bên trong các dụng cụ đó bị hư hại hay phá huỷ do nổ các chất liệu đó (điểm loại trừ này không áp dụng trong trường hợp bảo hiểm cháy, nổ xăng dầu).
1. Số tiền bảo hiểm là giá trị tính thành tiền theo giá thị trường của tài sản phải tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc tại thời điểm tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc.
2. Trường hợp không xác định được giá thị trường của tài sản thì số tiền bảo hiểm do các bên thỏa thuận. Cụ thể như sau:
a. Trường hợp đối tượng được bảo hiểm là tài sản thì số tiền bảo hiểm là giá trị tính thành tiền theo giá trị còn lại hoặc giá trị thay thế mới của tài sản tại thời điểm tham gia bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thoả thuận.
Xem thêm : bảo hiểm nhà xưởng kho bãi
b. Trường hợp đối tượng được bảo hiểm là hàng hoá (nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm) thì số tiền bảo hiểm là giá trị tính thành tiền theo khai báo của bên mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc.
Giám định tổn thất Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc kho xăng dầu
1. Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tổ chức được doanh nghiệp bảo hiểm uỷ quyền sẽ tiến hành giám định tổn thất để xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất. Chi phí giám định tổn thất do doanh nghiệp bảo hiểm chịu.
2. Trong trường hợp bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm không thống nhất về nguyên nhân và mức độ tổn thất thì có thể trưng cầu giám định độc lập. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được việc trưng cầu giám định viên độc lập thì một trong các bên được yêu cầu Toà án nơi xảy ra tổn thất hoặc nơi bên mua bảo hiểm cư trú chỉ định giám định viên độc lập. Kết luận của giám định viên độc lập có giá trị bắt buộc đối với các bên
Hình thức bồi thường Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc kho xăng dầu
1. Bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có thể thoả thuận một trong các hình thức bồi thường sau đây:
a) Sửa chữa tài sản bị thiệt hại;
b) Thay thế tài sản bị thiệt hại bằng tài sản khác;
c) Trả tiền bồi thường.
2. Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm không thoả thuận được về hình thức bồi thường thì việc bồi thường sẽ được thực hiện bằng tiền.
3. Trong trường hợp bồi thường theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm cháy nổ bắt buộc có quyền thu hồi tài sản bị thiệt hại sau khi đã thay thế hoặc bồi thường toàn bộ theo giá thị trường của tài sản.
Xem thêm: bảo hiểm cháy nổ hỏa hoạn ở sài gòn
Cháy lớn tại trạm bơm xăng dầu ở Đà Nẵng
Khuya qua 4.3 tại trạm bơm xăng dầu của Công ty xăng dầu khu vực 5, đường Võ Nguyên Giáp, P.Phước Mỹ, Q.Sơn Trà, TP.Đà Nẵng xảy ra vụ cháy lớn.
Theo Cảnh sát PCCC TP.Đà Nẵng, lúc 23 giờ 30 phút ngày 4.3, nhân viên bảo vệ trạm bơm xăng dầu phát hiện lửa bùng lên tại hố ga chứa dầu thải.
Ngọn lửa nhanh chóng cháy lan vào tầng hầm trạm bơm nên bảo vệ tại trạm cố dùng bình chữa cháy xách tay để dập lửa tại chỗ, nhưng bất thành, nên lập tức gọi điện lực lượng 114.
Nhận tin báo, Cảnh sát PCCC TP.Đà Nẵng điều động 6 xe chữa cháy của Phòng Cảnh sát PCCC số 1 và số 3 đến hiện trường. Lúc này, ngọn lửa đã cháy lớn, tạo thành cột khói đen cả chục mét.
Công ty xăng dầu khu vực 5 cũng đưa xe chữa cháy tiếp ứng. Sau hơn nửa tiếng, đám cháy mới được dập tắt, hiện vụ việc đang được tiếp tục làm rõ.
Nhiều bài học sau sự cố cháy cây xăng
Xăng dầu (XD) là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, đặc biệt là điều kiện đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, nguy cơ cháy nổ ở các cửa hàng XD luôn tiềm ẩn, do đó, theo Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) Vương Thái Dũng (ảnh), tất cả các cửa hàng XD đều phải có phương án phòng cháy tốt và khả năng chữa cháy giỏi.
Thưa ông, các vụ cháy nổ XD vừa qua cho thấy nhiều nguy cơ tiềm ẩn về cháy nổ. Là doanh nghiệp có cửa hàng kinh doanh XD trải rộng trên địa bàn cả nước, ông nhìn nhận ra sao về việc đảm bảo an toàn cháy nổ cho các cửa hàng kinh doanh XD?
Trước sự việc xảy ra vừa rồi, Petrolimex nhận thấy việc tổng kiểm tra rà soát toàn bộ lại hệ thống bán lẻ XD của mình là hết sức cần thiết.
Qua đó, nếu tìm ra cửa hàng nào có những quy định về đảm bảo an toàn chưa tốt thì ngay lập tức phải có những biện pháp khắc phục để đảm bảo phục vụ người dân một cách thuận lợi, an toàn nhất.
Việc đảm bảo an toàn cháy nổ của cửa hàng XD phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Về phía doanh nghiệp, cần tuân thủ nghiêm các quy định về trang bị trang thiết bị phòng chữa cháy. Có trang thiết bị nhưng nhân viên không biết sử dụng thì cũng không có nhiều ý nghĩa.
Do đó, nhân viên bán xăng dầu cũng phải được cấp giấy chứng nhận về đào tạo phòng cháy chữa cháy và hàng năm đều phải cập nhật lại các nội dung và kỹ năng đó.
Nếu các đám cháy phát sinh mà được xử lý kịp thời thì sẽ giảm thiểu thiệt hại. Vì vậy, các cửa hàng đều cần chủ động có phương án phòng cháy chữa cháy tại chỗ. Phương án này phải được công an phòng cháy chữa cháy thông qua và được các nhân viên tại các cửa hàng đó luyện tập thường xuyên.
Bên cạnh đó, việc tuân thủ quy định phòng cháy chữa cháy của người dân cũng hết sức quan trọng. Người dân cần phải ý thức được về những thảm họa do cháy nổ XD để thực hiện nghiêm các quy định như không gọi điện, hút thuốc, đun nấu… gần khu vực có các cửa hàng XD.
Về phía cơ quan quản lý nhà nước, cùng với việc ban hành đầy đủ các quy định về phòng cháy chữa cháy thì cần tăng cường giám sát về thực hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Thực tế cháy nổ đang đặt ra nhiều vấn đề về quy hoạch mạng lưới bán lẻ xăng dầu. Có ý kiến cho rằng, các cửa hàng nằm ở trung tâm thành phố, gần khu dân cư không nên hoạt động. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
Các cửa hàng XD là bộ phận hạ tầng thiết yếu của đô thị để phục vụ thuận lợi nhất, tốt nhất đời sống người dân. Tuy nhiên, chúng ta không nên vì tiêu chí thuận lợi mà bỏ qua các quy định đảm bảo an toàn.
Theo đó, quy trình xây dựng một cửa hàng XD là khá khắt khe. Thiết kế của cửa hàng đó phải được cơ quan cảnh sát phòng cháy chữa cháy phê duyệt.
Sau khi xây dựng xong cửa hàng, cơ quan phòng cháy chữa cháy phải kiểm tra lại một lần nữa để nghiệm thu trước khi cấp giấy phép đủ điều kiện an toàn cho cửa hàng đó đi vào hoạt động.
Tất cả các cửa hàng xăng dầu trực thuộc Petrolimex từ khâu thiết kế đến xây dựng đều đảm bảo đúng quy định của cơ quan phòng cháy chữa cháy.
Về khoảng cách an toàn, trang thiết bị chữa cháy ban đầu tại cửa hàng, cũng như việc đào tạo huấn luyện thực tập cho nhân viên bán hàng đều phải theo đúng các quy định về phòng cháy chữa cháy hiện hành.
Tuy nhiên, trong quá trình quản lý quy hoạch đó có thể có những vấn đề phát sinh. Theo đó, bản thân cửa hàng nằm trong quy hoạch chung đã được phê duyệt nhưng trong quá trình quản lý quy hoạch chung lại có sự vi phạm về quy hoạch hay cửa hàng có vi phạm về khoảng cách an toàn.
Vì thế, khi kiểm tra các cửa hàng XD, cần làm rõ sai phạm đó trách nhiệm thuộc về ai để có biện pháp xử lý phù hợp.
Việc quản lý quy hoạch XD là hết sức quan trọng. Cửa hàng XD dù ở nơi rộng rãi nhưng nếu không quản lý tốt thì vi phạm về khoảng cách vẫn có thể xảy ra.
Thời gian vừa qua, ở các địa phương, mặc dù đã có quy hoạch XD nhưng vẫn có tình trạng phá vỡ quy hoạch XD, gây lãng phí về kinh tế và vi phạm khoảng cách về an toàn giao thông và phòng cháy chữa cháy.
Cháy lớn trong khuôn viên cây xăng
Chiều tối 28-12, tại khuôn viên một cây xăng ở xã Bình Xa (huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang) bất ngờ bốc cháy dữ dội.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online lúc 19h, một lãnh đạo UBND xã Bình Xa (huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang) cho biết lực lượng chức năng đang triển khai chữa cháy tại một cây xăng trên địa bàn xã.
"Tôi đang có mặt tại hiện trường vụ cháy để cùng các lực lượng triển khai dập tắt đám cháy. Khi xảy ra hỏa hoạn, những người có mặt tại đây chạy thoát hết nên không có người mắc kẹt" - vị này nói và cho biết đám cháy đã được khống chế.
Hiện chưa thống kê được thiệt hại.
Theo một người dân cho biết vụ hỏa hoạn xảy ra khoảng 17h40. Ngọn lửa bùng lên ở khu vực chiếc xe bồn đang đậu trong khuôn viên cây xăng.
Chỉ ít giây sau khi bốc cháy, ngọn lửa bùng dữ dội, cột khói đen cao hàng chục mét. Các xe cứu hỏa liên tục được điều động đến để dập lửa - người dân thông tin thêm.
Công tác PCCC và CNCH đối với cửa hàng xăng dầu.
Vụ cháy xảy ra lúc 08 giờ 33 phút, ngày 16/6/2023, tại Cửa hàng xăng dầu số 5 thuộc Công ty Xăng dầu Bình Định trên đường Trần Hưng Đạo, phường Hải Cảng, thành phố Quy Nhơn (Công ty Xăng dầu Bình Định có 45 cửa hàng xăng dầu, 02 kho xăng dầu) một lần nữa cho thấy công tác PCCC và CNCH tại các cửa hàng xăng dầu rất cấp thiết và luôn phải được quan tâm đúng mực.
Đối với loại hình kinh doanh này, công tác PCCC và CNCH giữ vai trò hết sức quan trọng, không chỉ bởi người đứng đầu cơ sở, chủ các cửa hàng, nhân viên bán hàng mà tất cả mọi người có liên quan đều phải quan tâm thực hiện tốt công tác PCCC và CNCH khi vào cây xăng.
Những nguy cơ cháy, nổ của xăng dầu mà mọi người cần biết:
- Xăng, dầu là các chất rất dễ bay hơi, đặc biệt là xăng, kể cả khi nhiệt độ môi trường xuống thấp, xăng vẫn hóa hơi, kết hợp với oxy trong không khí tạo thành hỗn hợp nguy hiểm cháy, nổ khi bắt gặp nguồn lửa, nguồn nhiệt.
- Hơi xăng, dầu nhẹ hơn không khí nên khi khuếch tán vào không khí thường bay là là trên mặt đất và khi tích tụ ở mức độ nhất định sẽ tạo thành hỗn hợp nguy hiểm cháy, nổ. Đặc biệt là nhiệt độ bắt cháy rất thấp (từ -390C).
- Xăng, dầu có tỷ trọng nhẹ hơn nước. Chính vì vậy, khi gặp nước, xăng dầu nổi lên trên, lan rộng ra xung quanh, khi gặp nguồn lửa, nguồn nhiệt gây cháy thì tốc độ cháy lan nhanh, tỏa nhiệt lớn kèm theo khí thải độc hại. Vì vậy, việc chữa cháy gặp rất nhiều khó khăn.
- Xăng, dầu là chất không dẫn điện, nhưng có khả năng phát sinh tĩnh điện. Trong quá trình bơm rót, vận chuyển, xăng dầu bị xáo trộn, các phần tử xăng dầu ma sát với nhau và ma sát với thành thiết bị (thành ống, vỏ thiết bị chứa) sinh ra tĩnh điện, các điện tích này tích tụ đến một điện thế đủ lớn (300V) sẽ gây ra hiện tượng phóng tia lửa điện gây cháy hỗn hợp hơi xăng, dầu.
- Xăng, dầu có khả năng tạo thành sunphua sắt. Khi các sunphua sắt tác dụng với oxy của không khí toả ra một lượng nhiệt lớn, trong điều kiện nhất định có thể gây cháy hỗn hợp hơi xăng dầu và oxy trong không khí tồn tại trên bề mặt thoáng của thiết bị chứa.
Những biện pháp cần thiết cho công tác PCCC và CNCH đối với các cửa hàng xăng, dầu:
1. Khi thiết kế và xây dựng phải đảm bảo các yêu cầu về thiết kế và xây dựng được nêu trong các tiêu chuẩn và quy phạm pháp luật. Trước khi đi vào hoạt động phải được Cơ quan Cảnh sát PCCC và CNCH có thẩm quyền kiểm tra nghiệm thu về PCCC.
2. Tại các cửa hàng phải niêm yết đầy đủ các biển báo cấm lửa, cấm hút thuốc, cấm sử dụng điện thoại di động và niêm yết nội quy PCCC rõ ràng, nơi dễ thấy để mọi người đọc được và phải thường xuyên nhắc nhở khách hàng thực hiện nghiêm.
3. Thường xuyên kiểm tra hoạt động của van an toàn, thiết bị đo mức, đo nhiệt của bồn chứa, độ kín của hệ thống ống dẫn và thiết bị. Trong quá trình xuất, nhập xăng dầu thực hiện nghiêm chỉnh, tuân thủ tuyệt đối các quy định đảm bảo an toàn PCCC, cử người trông coi và chẩn bị sẵn sàng phương tiện PCCC để xử lý kịp thời sự cố xảy ra.
4. Thiết bị điện phải là loại đề phòng nổ, đề phòng chập mạch, quá tải xảy ra. Thường xuyên kiểm tra việc sử dụng điện tại cửa hàng, dây dẫn điện phải đặt trong ống bảo vệ, có thiết bị bảo vệ tự động, độ chính xác cao.
5. Định kỳ hàng năm tiến hành đo điện trở nối đất của hệ thống chống sét đánh thẳng, đo điện trở nối đất chống tĩnh điện.
6. Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu, chủ cửa hàng, tăng cường công tác tự kiểm tra các phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ được trang bị. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho nhân viên thường trực chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ. Chủ động trong tuyên truyền về PCCC và CNCH cho nhân viên làm việc tại cửa hàng. Hàng năm, tổ chức huấn luyện nghiệp vụ PCCC và CNCH cho nhân viên cửa hàng theo quy định.
7. Phối hợp với các lực lượng chức năng trong thực tập phương án chữa cháy, phương án cứu nạn, cứu hộ tại các cửa hàng xăng dầu và thực hiện đầy đủ các yêu cầu khác của Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH khi kiểm tra định kỳ.
Đối với người dân, khi đứng gần hay vào cây xăng cũng cần lưu ý:
1. Tắt động cơ và các thiết bị điện trên xe.
2. Không hút thuốc lá hoặc sử dụng bất kỳ nguồn lửa nào trong khu vực cây xăng
Thực hiện nghiêm công tác an toàn PCCC và CNCH tại các cửa hàng xăng, dầu để phòng ngừa hiệu quả sự cố, cháy, nổ xảy ra là góp phần đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh nhà.