Chào mừng bạn đã đến với thegioibaohiem.net!                                     Mọi nhu cầu bảo hiểm vui lòng liên hệ Hotline:0932.377.138.Cảm ơn Quý Khách!
Quy định trường học phải mua bảo hiểm cháy nổ

Quy định trường học phải mua bảo hiểm cháy nổ

 

Học viện, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp, trường dạy nghề, trường phổ thông và trung tâm giáo dục; nhà trẻ, trường mẫu giáo đều phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc theo nghị định 23/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 23/02/2018 có hiệu lực từ ngày 15/04/2018 quy định về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc. Tuy số tiền phí bảo hiểm không lớn nhưng theo quy định vẫn phải mua và còn nhiều đơn vị chưa rõ về loại hình bảo hiểm cháy nổ này.

 

Xem thêm: bảo hiểm hàng xá hàng rời

 

Đối tượng bảo hiểm

1. Đối tượng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc là toàn bộ tài sản của cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ, bao gồm:

a) Nhà, công trình và các tài sản gắn liền với nhà, công trình; máy móc, thiết bị.

b) Các loại hàng hóa, vật tư (bao gồm cả nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm).

2. Đối tượng bảo hiểm và địa điểm của đối tượng bảo hiểm phải được ghi rõ trong hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm.

Khi mua bảo hiểm các trường học cần kê khai cụ thể danh mục tài sản của mình để thể hiện trên hợp đồng bảo hiểm.

 

Xem thêm: biểu phí bảo hiểm cháy nổ theo nghị định 23

 

Trách nhiệm ca Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến Nghị định, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công an tổ chức thực hiện bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc và áp dụng các biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất do cháy, nổ gây ra

Quy định trường học phải mua bảo hiểm cháy nổ

Quy định trường học phải mua bảo hiểm cháy nổ

Trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính ph

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp tổ chức kiểm tra, hướng dẫn và thực hiện bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định của Nghị định này

 

Xem thêm: bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu điều kiện B

 

Trách nhiệm của Bộ Công an

1. Phối hợp với Bộ Tài chính tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.

2. Kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm quy định pháp luật về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc của các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ.

3. Công bố danh sách các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ (trừ các cơ sở liên quan đến quốc phòng, an ninh và bí mật nhà nước) chậm nhất là ngày 31 tháng 12 hàng năm trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Công an.

 

Trách nhiệm của Bộ Tài chính

1. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.

2. Kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định tại Nghị định này.

3 Xử lý các hành vi vi phạm quy định pháp luật về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc của doanh nghiệp bảo hiểm.

 

Xem thêm: bảo hiểm cháy nổ ngành thực phẩm

 

1. Việc quản lý, sử dụng nguồn thu từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc phải đảm bảo minh bạch, đúng mục đích theo quy định tại Nghị định này và quy định pháp luật có liên quan.

2. Hàng năm, Bộ Công an lập dự toán thu, sử dụng nguồn thu từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy gửi Bộ Tài chính theo quy định pháp luật.

3. Nguồn thu từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy được sử dụng như sau:

 

a) Hỗ trợ trang bị phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy. Chi cho nội dung này không vượt quá 40% số tiền thực tế thu được từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc của các doanh nghiệp bảo hiểm trong năm tài chính.

b) Hỗ trợ tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức phòng cháy; chữa cháy và bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc. Chi cho nội dung này không vượt quá 30% số tiền thực tế thu được từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc của các doanh nghiệp bảo hiểm trong năm tài chính.

 

c) Hỗ trợ lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trong các hoạt động sau: Điều tra nguyên nhân vụ cháy; bồi dưỡng nghiệp vụ, kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy; giám sát việc tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc của các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ. Chi cho nội dung này không vượt quá 20% số tiền thực tế thu được từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc của các doanh nghiệp bảo hiểm trong năm tài chính.

 

d) Hỗ trợ khen thưởng thành tích của tổ chức, cá nhân trực tiếp tham gia, phối hợp trong công tác phòng cháy, chữa cháy. Chi cho nội dung này không vượt quá 10% số tiền thực tế thu được từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc của các doanh nghiệp bảo hiểm trong năm tài chính.

4. Số tiền thực tế thu được từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy cuối năm chưa sử dụng hết cho từng nội dung quy định tại khoản 3 Điều này được chuyển sang năm sau để tiếp tục sử dụng.

 

Quy định PCCC trong trường học

 

Trường học là nơi chuyên đào tạo học sinh, sinh viên, nơi đào tạo thế hệ mai sau. Vì thế, công tác đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy (PCCC) cần phải được chú trọng. Hiện tại, ở một số nơi, nhiều trường học đang còn rất nhiều thiếu sót, bất cập, gây lo lắng cho phụ huynh học sinh về an toàn PCCC. Khi không đảm bảo an toàn PCCC thì nguy cơ cháy nổ, gây thiệt hại đến tính mạng và tài sản có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Trong bài viết này, An Bình sẽ giải thích toàn bộ thông tin mà bạn nên cần biết về quy định phòng cháy chữa cháy trong trường học.

 

1 Nguy cơ tiềm ẩn cháy nổ cao trong trường học.

 

Các trường học hiện tại trên địa bàn cả nước, có nhiều trường có lối ra vào vẫn còn khá chật hẹp, không đảm bảo cho việc thoát nạn khẩn cấp, không có bể chứa nước phục vụ chữa cháy, hoặc có nhưng để không, khi có cháy xe chữa cháy không hút được nước. Thâm chí, một số trường có các dãy nhà từ 2 - 3 tầng nhưng chỉ có duy nhất 1 cầu thang thoát nạn.

 

Một số bất cập có thể kể thêm hiện nay:

 

- Số lượng học sinh của đại đa số các trường đang quá tải so với quy định về diện tích.

 

- Khi có sự cố bất ngờ hoặc xảy ra cháy dễ dẫn đến tình trạng chen lấn, xô đẩy gây tai nạn thương tích.

 

- Hệ thống điện, dây dẫn còn chưa được lắp theo đúng quy định, khá sơ sài.- Nhiều thiết bị điện được lắp vô tội vạ, chưa được kiểm soát, dẫn đến nguy cơ quá tải, chập cháy cao.

 

- Việc trang bị phương tiện, thiết bị PCCC còn chưa được quan tâm (trang bị sơ sài, thiếu, không đúng chủng loại và số lượng).

 

- Đặc biệt tại các trường mầm non/bán trú sử dụng gas nhưng chưa quan tâm nhiều về nguyên tắc an toàn PCCC

 

- Việc bảo quản, bảo dưỡng định kỳ và kiểm tra PCCC không thường xuyên,…

 

 Quy định PCCC trong trường học

 

Tại Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ, trường học đều thuộc các diện quản lý như sau: PHỤ LỤC I,II,III,IV,V

 

✓ (PHỤ LỤC I) DANH MỤC CƠ SỞ THUỘC DIỆN QUẢN LÝ VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

 

Nhà trẻ, trường mẫu giáo, mầm non; trường tiểu học, trung học cơ sở; trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học; trường cao đẳng, đại học, học viện; trường trung cấp chuyên nghiệp; trường dạy nghề; cơ sở giáo dục thường xuyên; cơ sở giáo dục khác được thành lập theo Luật Giáo dục.

 

✓ (PHỤ LỤC II) DANH MỤC CƠ SỞ CÓ NGUY HIỂM VỀ CHÁY, NỔ

 

Nhà trẻ, trường mẫu giáo, mầm non có từ 350 cháu trở lên hoặc có tổng khối tích các khối nhà học tập, phục vụ học tập từ 5.000 m³ trở lên; trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học có tổng khối tích các khối nhà học tập, phục vụ học tập từ 5.000 m³ trở lên; trường cao đẳng, đại học, học viện, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường dạy nghề, cơ sở giáo dục thường xuyên cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích các khối nhà học tập, phục vụ học tập từ 10.000 m³ trở lên; cơ sở giáo dục khác được thành lập theo Luật Giáo dục có tổng khối tích từ 5.000 m³ trở lên.

 

✓ (PHỤ LỤC III) DANH MỤC CƠ SỞ DO CƠ QUAN CÔNG AN QUẢN LÝ

 

Nhà trẻ, trường mẫu giáo, mầm non có từ 100 cháu trở lên hoặc có tổng khối tích từ 1.000 m³ trở lên; trường tiểu học, trung học cơ sở có tổng khối tích từ 2.000 m³ trở lên; trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học; trường cao đẳng, đại học, học viện; trường trung cấp chuyên nghiệp; trường dạy nghề; cơ sở giáo dục thường xuyên; cơ sở giáo dục khác được thành lập theo Luật Giáo dục có tổng khối tích từ 1.000 m³ trở lên.

 

✓ (PHỤ LỤC IV) DANH MỤC CƠ SỞ DO ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ QUẢN LÝ

 

Nhà trẻ, trường mẫu giáo, mầm non có dưới 100 cháu và có tổng khối tích dưới 1.000 m³; trường tiểu học, trung học cơ sở có tổng khối tích các khối nhà học tập, phục vụ học tập dưới 2.000 m³; cơ sở giáo dục khác được thành lập theo Luật Giáo dục có khối tích dưới 1.000 m³.

 

✓ (PHỤ LỤC V) DANH MỤC DỰ ÁN, CÔNG TRÌNH, PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI THUỘC DIỆN THẨM DUYỆT THIẾT KẾ VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

 

Nhà trẻ, trường mẫu giáo, mầm non có từ 100 cháu trở lên hoặc có tổng khối tích 3.000 m³ trở lên; trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học có tổng khối tích từ 5.000 m³ trở lên; trường cao đẳng, đại học, học viện, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường dạy nghề, cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục khác được thành lập theo Luật Giáo dục cao từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m³ trở lên.

 

Điều kiện an toàn PCCC trong trường học

 

Về cơ bản, trường học phải đảm bảo các điều kiện an toàn về PC&CC như sau:

 

Nghị định 136/2020/NĐ-CP » Điều 5. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở

 

1. Cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:

 

a) Có nội quy - tiêu lệnh, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về PCCC, thoát nạn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về PCCC hoặc theo quy định của Bộ Công an;

 

b) Có lực lượng PCCC cơ sở, chuyên ngành tương ứng với loại hình cơ sở, được huấn luyện nghiệp vụ PCCC và tổ chức sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ theo quy định, trừ trường hợp quy định tại điểm g khoản 3 Điều 31 Nghị định này;

 

c) Có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

 

d) Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện, thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt, việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về PCCC phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về PCCC hoặc theo quy định của Bộ Công an;

 

đ) Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy và truyền tin báo sự cố, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người bảo đảm về số lượng, chất lượng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về PCCC hoặc theo quy định của Bộ Công an;

 

e) Có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về PCCC của cơ quan Cảnh sát PCCC đối với dự án, công trình thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này, trừ các cơ sở quốc phòng hoạt động phục vụ mục đích quân sự và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn PCCC được các cơ sở quốc phòng chế tạo hoặc hoán cải chuyên dùng cho hoạt động quân sự.

 

2. Cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này phải bảo đảm các điều kiện an toàn về PCCC sau đây:

 

a) Các điều kiện quy định tại các điểm a, c và điểm d khoản 1 Điều này; trường hợp cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V Nghị định này phải có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy;

 

b) Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện PCCC khác, phương tiện cứu người bảo đảm về số lượng, chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về PCCC hoặc theo quy định của Bộ Công an;

 

c) Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ PCCC. Người làm nhiệm vụ PCCC phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC theo quy định tại Điều 33 Nghị định này.

 

3. Cơ quan, tổ chức hoạt động trong phạm vi một cơ sở đã bảo đảm điều kiện an toàn về PCCC quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, trong phạm vi quản lý của mình phải thực hiện các nội dung sau đây:

 

a) Bảo đảm điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

 

b) Sử dụng thiết bị điện, sinh lửa, sinh nhiệt, nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy;

 

c) Cử người tham gia đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở;

 

d) Phối hợp với người đứng đầu cơ sở thực hiện, duy trì điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý của mình.

 

4. Điều kiện an toàn về PCCC quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này phải được người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở tổ chức thực hiện trước khi đưa vào hoạt động và được duy trì trong suốt quá trình hoạt động.

 

Trường hợp trong cơ sở có nhiều cơ quan, tổ chức cùng hoạt động, người đứng đầu cơ sở chịu trách nhiệm quản lý và duy trì điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy chung của cơ sở.

 

5. Hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy của cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III, Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này do người đứng đầu cơ sở lập và lưu giữ. Thành phần hồ sơ thực hiện theo quy định của Bộ Công an.

Ngoài ra, Tất cả các cơ sở phải thống kê các nguồn nước ở bên trong cơ sở. Riêng đối với cơ sở thuộc Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này phải thống kê thêm nguồn nước ở gần cơ sở như: Bể, hồ, ao, sông, ngòi, kênh, rạch, trụ, bến lấy nước, hố lấy nước,… có thể phục vụ công tác chữa cháy; ghi rõ khả năng lấy nước vào các mùa, thời điểm trong ngày; chỉ dẫn vị trí, khoảng cách tới các nguồn nước ở bên ngoài.

 


Cháy lớn tại trường Cao đẳng Điện lực miền Trung

Vụ cháy lớn xảy ra tại Trường Cao đẳng Điện lực miền Trung làm 40 xe điện du lịch bị thiêu rụi.
Sáng 8-5, ông Đinh Hoa, Chủ tịch UBND phường Tân An (TP Hội An, tỉnh Quảng Nam) xác nhận trên địa bàn phường vừa xảy ra vụ cháy lớn làm hàng chục xe điện du lịch bị thiêu rụi.

Khoảng 5 giờ 50 cùng ngày, nhân viên bảo vệ của Trường Cao đẳng Điện lực Miền Trung (đường Nguyễn Tất Thành, phường Tân An) phát hiện khói lửa bốc lên nghi ngút tại khu vực bãi đỗ xe điện nằm ngay trong khuôn viên nhà trường nên trình báo cơ quan chức năng.

Tiếp nhận thông tin, Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH Công an tỉnh Quảng Nam khẩn trương cử hàng chục cán bộ, chiến sĩ cùng nhiều xe chữa cháy khẩn trương có mặt tại hiện trường.

Sau 30 phút nỗ lực dập lửa, đám cháy mới cơ bản được khống chế. Qua kiểm kê ban đầu, có khoảng 40 xe điện du lịch bị thiêu rụi.

Theo ông Hoa, thời điểm phát hiện hỏa hoạn, các nhân viên nhà trường đã đẩy được 12 xe ra ngoài, trong đó có sáu xe hư hỏng. Tài sản bị cháy thuộc sở hữu của doanh nghiệp thuê mặt bằng trong trường làm bãi đỗ xe.

Hiện nguyên nhân vụ hoả hoạn đang được điều tra làm rõ. 


 

 

Cần hỗ trợ về Quy định trường học phải mua bảo hiểm cháy nổ , bảo hiểm cháy nổ cho trường học, bảo hiểm phòng cháy chữa cháy bắt buộc vui lòng liên hệ  : 

 

CÔNG TY BẢO HIỂM PJICO SÀI GÒN  

 

  • Địa chỉ: Lầu 4, Số 186 Điện Biên Phủ, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh

  • Tổng đài: 1900545455

  • Điện thoại: 0888.605.666 / 0932377138

  • Email: pjicosaigon@gmail.com

  • Website: baohiempetrolimex.com | | thegioibaohiem.net

  • Zalo, Viber: 0932.377.138

Đánh giá:

Bình Luận

Quảng cáo