- Bảo Hiểm Hàng Hải
- bảo hiểm ô tô
- Bảo hiểm kỹ thuật
- Bảo Hiểm Tài Sản
- Bảo Hiểm Trách Nhiệm
- Bảo Hiểm Con Người
bảo hiểm đường biển
bảo hiểm đường biển
PHẠM VI BẢO HIỂM
Hợp đồng bảo hiểm đường biển có thể được ký kết theo một trong những điều kiện sau:
Điều kiện A:
Theo điều kiện này, Người bảo hiểm đường biển chịu trách nhiệm về mọi rủi ro gây ra mất mát, hư hỏng cho hàng hoá được bảo hiểm đường biển
bảo hiểm đường biển- 0932377138
Điều kiện B:
theo điều kiện này, Người bảo hiểm đường biển chịu trách nhiệm đối với:
Những mất mát, hư hỏng xảy ra cho hàng hoá được bảo hiểm có thể quy hợp lý cho các nguyên nhân sau:
Cháy hoặc nổ;
Tàu hay sà lan bị mắc cạn, đắm hoặc lật úp;
Xem thêm: bảo hiểm suất ăn công nghiệp
Tàu đâm va nhau hoặc tàu, sà lan hay phương tiện vận chuyển đâm va phải bất kỳ vật thể gì bên ngoài không kể nước;
Dỡ hàng tại một cảng nơi tàu gặp nạn;
Phương tiện vận chuyển đường bộ bị lật đổ hoặc trật bánh;
Động đất, núi lưả phun hoặc sét đánh;
Những mất mát hư hỏng xảy ra đối với hàng hoá được bảo hiểm do các nguyên nhân sau:
Hy sinh tổn thất chung;
Ném hàng khỏi tàu hoặc nước cuốn khỏi tàu;
Nước biển, nước hồ hay nước sông chảy vào tàu, sà lan, hầm hàng, phương tiện vận chuyển, công- ten-nơ hoặc nơi chứa hàng;
Tổn thất toàn bộ của bất kỳ kiện hàng nào rơi khỏi tàu hoặc rơi trong khi đang xếp hàng lên hay dỡ hàng khỏi tàu hoặc sà lan.
Hàng hoá được bảo hiểm bị mất do tàu hạơc phương tiện chở hàng mất tích.
Điều kiện C:
theo điều kiện này Người được bảo hiểm đường biển chịu trách nhiệm đối với:
Những mất mát, hư hỏng xảy ra cho hàng hoá được bảo hiểm đường biển có thể quy hợp lý cho các nguyên nhân sau:
Cháy hoặc nổ;
Tàu hay sà lan bị mắc cạn, đắm hoặc lật úp;
Tàu đâm va nhau hạơc tàu, sà lan hay phương tiện vận chuyển đâm va phải bất kỳ vật thể gì bên ngoài không kể nước;
Dỡ hàng tạo một cảng nơi tàu gặp nạn;
Xem thêm: Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm suất ăn công nghiệp
Phương tiện vận chuyển đường bộ bị lật, hoặc trật bánh.
Những mất mát, hư hỏng xảy ra cho hàng hoá được bảo hiểm do các nguyên nhân sau gây ra:
Hy sinh tổn thất chung;
Ném hàng khỏi tàu;
Hàng hóa được bảo hiểm đường biển bị mất do tàu hoặc phương tiện chở hàng mất tích.
Dù hàng hoá được bảo hiểm đường biển theo điều kiện “A”, “B” hay “C” trong mỗi trường hợp Người bảo hiểm còn phải chịu trách nhiệm về những tổn thất và chi phí sau đây:
Tổn thất chung và chi phí cứu hộ được điều chỉnh hay xác định bằng Hợp đồng chuyên chở và/hoặc theo luật pháp và tập quán hiện hành, đã chỉ ra nhằm tránh hay liên quan đến việc tránh khỏi tổn thất có thể xảy ra do bất kỳ nguyên nhân gì trừ những trường hợp đã loại trừ tại chương III của Quy tắc này hay những trường hợp loại trừ khác quy định trong Hợp đồng bảo hiểm. Tuy nhiên, khi có tổn thất chung Người được bảo hiểm cần hỏi ý kiến Người bảo hiểm trước khi kê khai và ký cam kết tổn thất chung.
Những chi phí và tiền công hợp lý do Người được bảo hiểm đường biển, người làm công và đại lý của họ đã chi nhằm phong tránh hoặc giảm nhẹ tổn thất cho hàng hoá được bảo hiểm để bồi thường và kiện người chuyên chở, người nhận uỷ thác hàng hoá hay người thứ ba nào khác, với điều kiện những chi phí và tiền công này phải được giới hạn trong phạm vi những tổn thất thuộc trách nhiệm Người bảo hiểm.
Những chi phí hợp lý cho việc giám định và xác định số tổn thất mà Người bảo hiểm đường biển phải chịu trách nhiệm bồi thường.
Xem thêm: Bảo hiểm bồi thường tai nạn người đi thang máy
Những chi phí hợp lý cho việc giám định và xác định số tổn thất mà Người bảo hiểm chịu trách nhiệm bồi thường.
Phần trách nhiệm thuộc điều khoản “Tàu đâm va nhau đôi bên cùng chịu trách nhiệm” ghi trong Hợp đồng vận chuyển được coi như là một loại tổn thất thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Người bảo hiểm. Trường hợp chủ tàu khiếu nại theo điều khoản đó thì Người được bảo hiểm có trách nhiệm thông báo cho Người bảo hiểm biết. Người bảo hiểm dành quyền bảo vệ Người bảo hiểm, chống lại việc khiếu nại của chủ tàu và tự chịu các phí tổn.
Trong trường hợp hàng hoá được bảo hiểm đường biển theo điều kiện “B” hay “C”, nếu người được bảo hiểm yêu cầu thì Người bảo hiểm đường biển có thể nhạn trách nhiệm bảo hiểm thêm một hay nhiều loại rủi ro phụ dưới đây với điều kiện phải trả thêm phí bảo hiểm theo thoả thuận:
- Rủi ro trộm cắp và/hoặc không giao hàng.
- Tổn thất do những hành vi ác ý hay phá hoại gây ra.
- Hư hại do nước mưa, nước ngọt do đọng hơi nước và hấp hơi nóng.
- Gỉ và ôxy hoá.
- Vỡ, cong và/hoặc bẹp.
- Rò, rỉ và/hoặc thiếu hụt hàng hoá.
- Hư hại do móc cẩu hàng.
- Dây bẩn do dầu và/hoặc mỡ.
- Và những rủi ro khác tương tự.
Người bảo hiểm đường biển không chịu trách nhiệm bồi thường những mất mát, hư hỏng xảy ra cho hàng hoá xếp trên boong tàu trái với tập quán thương mại. Đối với hàng xếp trên boong phù hợp với tập quán thương mại chỉ có thể được bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu theo điều kiện “C”.
Xem thêm: Bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thang máy
- Nếu theo tập quán địa phương cần phải sử dụng sà lan hoặc các phương tiện vận chuyển khác để chuyên chở hàng hoá được bảo hiểm từ tàu biển vào bờ hoặc ngược lại thì Người bảo hiểm cũng sẽ chịu trách nhiệm đối với rủi ro về sà lan như đã ghi trong điều 2 Quy tắc này với đièu kiện Người được bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu phải thông báo trước cho Người bảo hiểm biết về những thay đổi đó và phải nộp thêm phí bảo hiểm theo thảo thuận. Tuy nhiên, quy định này không bao gồm trường hợp sà lan dùng vào việc chứa hàng ngaòi quá trình vận chuyển bình thường
Bồi thường bảo hiểm từ vụ sập container trên tàu ONE Apus lên tới 50 triệu USD
Tổng hóa đơn bảo hiểm từ vụ sập đỗ container trên tàu ONE Apus trong tuần này lên tới 50 triệu USD. Hơn 1.900 container - bao gồm khoảng 40 container chứa hàng nguy hiểm - đã rơi xuống Thái Bình Dương vào hôm thứ Hai khi tàu chở hàng của Nhật Bản gặp phải một cơn bão dữ dội trên đường đến Mỹ.
Tàu của hãng vận tải ONE (Ocean Network Express) hiện đã quay đầu và hướng đến cảng Kobe của Nhật Bản, dự kiến sẽ đến vào thứ Ba. May mắn thay, không có thủy thủ đoàn nào bị thương trong cơn bão và vụ lật nặng của con tàu màu đỏ tươi.
“Sau khi cập cảng, dự kiến sẽ mất một khoảng thời gian để dỡ các container bị vỡ vẫn còn đang nằm trên tàu. Sau đó, sẽ có một đánh giá kỹ lưỡng được thực hiện về chính xác số lượng và loại container đã bị mất hoặc hư hỏng,” ONE cho biết trong bản cập nhật mới nhất về vụ tai nạn.
Vụ tai nạn là vụ mất mát container nặng nề nhất trên biển kể từ khi tàu MOL Comfort bị chìm cách đây 7 năm. Theo Hội đồng Vận tải Thế giới, số lượng container bị mất trên biển trung bình hàng năm trên toàn thế giới trong các năm từ 2017 đến 2019 là 779.
Với giá trị tính theo giá FOB bình quân là 25.000 USD mỗi container, theo ước tính từ nhà tư vấn CTI Consultancy của Singapore, yêu cầu bồi thường hàng hóa trong khu vực là 47,5 triệu USD, trong khi các khoản khác như thuê và sửa chữa thì chắc chắn hóa đơn bảo hiểm sẽ lên tới 50 triệu USD. Con tàu được bảo hiểm bởi Hội bảo hiểm P&I Nhật Bản và bảo hiểm hàng hóa của tàu cũng đến từ một công ty bảo hiểm có trụ sở tại Tokyo.
Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ hôm qua đã đưa ra cảnh báo đối với các thủy thủ Hawaii như một biện pháp phòng ngừa để đảm bảo sự cảnh giác khi ra khơi xa.
Một con tàu chị em khác là ONE Aquila, cũng đã bị tai nạn tương tự vào ngày 30 tháng 10 năm nay, cũng trên đường đến Long Beach. Con tàu bị mất khoảng 100 container và chuyển hướng đến Tacoma và phải sửa chữa vài ngày trước khi quay trở lại mạng lưới dịch vụ của ONE vào ngày 11 tháng 11. Cả ONE Aquila và ONE Apus đều được đóng tại nhà máy đóng tàu Japan Marine United’s Kure.
Vào tháng 3 năm ngoái, một tàu ONE khác, Bridge Helsinki sức chở 8,614 TEU, cũng đã bị mất một số container trên tàu khi đang đi từ Boston đến Wilmington ở Mỹ.
Tư vấn bảo hiểm đường biển
CÔNG TY BẢO HIỂM PETROLIMEX SÀI GÒN
-
Địa chỉ: Lầu 4, Số 186 Điện Biên Phủ, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
-
Tổng đài: 1900545455
-
Điện thoại: 0888.605.666 / 0932377138
-
Email: pjicosaigon@gmail.com
-
Website: baohiempetrolimex.com | | thegioibaohiem.net
-
Zalo, Viber: 0932.377.138