- Bảo Hiểm Hàng Hải
- bảo hiểm ô tô
- Bảo hiểm kỹ thuật
- Bảo Hiểm Tài Sản
- Bảo Hiểm Trách Nhiệm
- Bảo Hiểm Con Người
Ngân hàng liên kết bảo hiểm
Ngân hàng liên kết bảo hiểm
Không chỉ các ngân hàng nội địa vốn có quan hệ và thị phần trên nhiều vùng miền cả nước mới bắt tay với công ty bảo hiểm để triển khai bán bảo hiểm qua ngân hàng (bancassurance), lĩnh vực này cũng đang được các ngân hàng ngoại để mắt tới, bởi nhận thấy tiềm năng lớn của thị trường bảo hiểm Việt Nam.
Xem thêm: An toàn chống sét đánh
Ngày 17.10 vừa qua, Citibank chính thức thông báo về việc hợp tác phân phối các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ với Công ty Bảo hiểm Chartis Việt Nam, một tập đoàn bảo hiểm hàng đầu thế giới. Cụ thể, Citibank cùng Chartis sẽ mang đến cho khách hàng Việt Nam những sản phẩm và dịch vụ đẳng cấp quốc tế, bao gồm Bảo hiểm xe ô tô, Bảo hiểm nhà và Bảo hiểm thẻ, giúp khách hàng bảo vệ bản thân, gia đình và tài sản. Điểm đặc biệt là các sản phẩm này được thiết kế dành riêng cho khách hàng của Citibank.
Xem thêm: Bảo hiểm xe ô tô chạy grab
Đồng thời, ANZ và AIA ViệtNamcũng vừa bắt tay đưa sản phẩm bảo hiểm nhân thọ "An Lộc Phát” vào thị trường. Theo đó, sản phẩm được phân phối độc quyền thông qua hệ thống các văn phòng giao dịch và các chi nhánh của ANZ trên phạm vi toàn quốc và dự tính chỉ mở bán trong vòng 6 tuần, từ ngày 15.10.2012 đến ngày 23.11.2012. Trước đó, ANZ và AIA cũng đã phối hợp triển khai "An Phát trọn đời”.
Thực tế đã cho thấy, khi mảng tín dụng gặp nhiều khó khăn, bancassurance đã hỗ trợ ngân hàng tăng doanh thu từ dịch vụ với nguồn ổn định và ít rủi ro. Vài năm gần đây, cuộc đua bancassurance trở nên nóng hơn khi nhiều ngân hàng cần đến sự bù đắp từ loại hình này trong bối cảnh mảng kinh doanh chính đang có sự cạnh tranh lớn, đặc biệt là chính sách giới hạn tăng trưởng thấp trong năm 2011 và 2012 của Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ nhằm kiềm chế lạm phát. Chính vì vậy, không ít ngân hàng nội địa đã triển khai hoạt động này mạnh mẽ như Techcombank, Maritime Bank hay thậm chí cả TienPhong Bank, một ngân hàng trẻ ra đời năm 2008... Có những doanh nghiệp bảo hiểm đã liên kết với 6 ngân hàng để triển khai bán sản phẩm.
Xem thêm: Thủ tục bồi thường bảo hiểm con người
Tuy nhiên, lãnh đạo nhiều ngân hàng thừa nhận, dù nhìn thấy những lợi ích của bancassurance, nhưng vẫn còn khá nhiều ngân hàng trong nước chậm trễ trong việc chiếm lĩnh thị phần bởi nhiều lý do: việc chia sẻ dữ liệu và hệ thống giữa hai đơn vị đòi hỏi thời gian và sự tin tưởng lẫn nhau; ngân hàng hợp tác với công ty bảo hiểm còn gặp khó khăn do kênh đại lý vẫn chiếm ưu thế…
"Nhưng điều đó không có nghĩa các ngân hàng nội địa bỏ qua thị trường này mà đang từng bước thâm nhập, bởi nếu không đầu tư đón đầu thì các ngân hàng và công ty bảo hiểm sẽ lỡ cơ hội”, tổng giám đốc một NHTM nói.
Ông Nguyễn Lâm Hoàng, Giám đốc Khối Ngân hàng cá nhân TienPhong Bank thẳng thắn, các ngân hàng trong nước cần đánh giá được tiềm năng của thị trường và các cơ hội bán chéo thông qua bancassurance. Bên cạnh đó, cần chuẩn bị nguồn lực (cả nhân sự và hệ thống) đủ sức cạnh tranh khi tham gia thị trường. Đặc biệt, cùng chung sức trong việc truyền tải thông tin, giúp khách hàng làm quen với các sản phẩm dịch vụ ngân hàng nói chung, cũng như sản phẩm bancasurance nói riêng.
Xem thêm: Bảo hiểm trộm cắp nhà xưởng
Mặc dù công nhận sẽ có rất nhiều lợi ích của bancassurance mang đến cho ngân hàng, công ty bảo hiểm và khách hàng nhưng ông Hoàng cũng khuyến nghị khách hàng, chủ thể chính của sản phẩm cần chú ý: thứ nhất, hiểu rõ các điều khoản, điều kiện, loại bảo hiểm; thứ hai, hỏi kỹ nhân viên ngân hàng tư vấn, bán sản phẩm bảo hiểm về quyền lợi, phí, cách thức để nhận quyền lợi bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm... Đồng thời, dù có sự kết hợp đào tạo giữa ngân hàng và DN bảo hiểm, nhưng sự hiểu biết của đa số nhân viên ngân hàng với các sản phẩm bảo hiểm không thể bằng các đại lý bảo hiểm hoặc nhân viên công ty bảo hiểm. Do đó, khách hàng cần nghiên cứu kỹ trước khi đặt bút ký hợp đồng.
Bất cập đền bù bảo hiểm nông nghiệp
Theo ĐTCKOnline
Kết thúc giai đoạn thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) 2011-2013 theo Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 01.03.2011 của Thủ tướng Chính phủ, đã có những kết quả khả quan. Tuy nhiên, cũng có những bất cập nảy sinh trong công tác đền bù bảo hiểm cần được tháo gỡ kịp thời.
Xem thêm: Bảo hiểm PJICO bồi thường tai nạn tại Quảng bình
ĐỀN BÙ VƯỢT KHẢ NĂNG CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM
Theo báo cáo của các địa phương và các DN bảo hiểm, tính đến ngày 30.11.2013, việc thí điểm BHNN đã triển khai ở tất cả các tỉnh, thành phố thuộc địa bàn triển khai thí điểm. Kết quả, có 440.495 hộ dân tham gia bảo hiểm; tổng giá trị bảo hiểm đạt 7.205 tỷ đồng; tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc đạt 372,2 tỷ đồng; tổng số tiền đã giải quyết bồi thường bảo hiểm là 647,5 tỷ đồng. Trên thực tế, nhiều hộ dân đã tham gia bảo hiểm và nhiều cây trồng, vật nuôi, thủy sản được bảo hiểm. Qua đó, đã khắc phục thiệt hại, kịp thời ổn định đời sống của người dân cũng như ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh.
Theo đánh giá của Bộ Tài chính, thực tế thời gian qua, bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai thí điểm bảo hiểm trong nông nghiệp cũng bộc lộ những khó khăn, hạn chế nhất định. Phạm vi đối tượng, địa bàn BHNN là khá rộng, mặt khác do tính chất sản xuất nông nghiệp của Việt Nam là sản xuất nhỏ, manh mún, lại bị thiên tai dịch bệnh xảy ra nhiều, đa dạng, mỗi địa phương mỗi khác trong khi đó cơ sở vật chất kỹ thuật, hệ thống công nghệ thông tin của địa phương và của các DN bảo hiểm còn hạn chế; lực lượng cán bộ mỏng, chưa có nhiều kinh nghiệm triển khai nghiệp vụ bảo hiểm mới, vì vậy các DN bảo hiểm gặp nhiều khó khăn trong việc cung cấp dịch vụ cũng như kiểm tra, giám sát rủi ro.
Trong khi đó, rủi ro thiên tai, dịch bệnh trong nông nghiệp diễn ra bất thường, một số nơi xảy ra tổn thất lớn, trên diện rộng (ví dụ bệnh dịch đối với thủy sản trong cuối tháng 12-2012) do đó phạm vi, mức độ thiệt hại về mặt tài chính khá lớn, vượt quá năng lực tài chính của DN bảo hiểm. Các DN bảo hiểm đã phối hợp với các nhà tái bảo hiểm để chia sẻ rủi ro, nên trong năm 2012 các tổn thất lớn về cơ bản đã được các nhà tái bảo hiểm hỗ trợ. Tuy nhiên, với tình hình tổn thất, mức độ yêu cầu bồi thường lớn như hiện nay, các DN bảo hiểm gặp nhiều khó khăn đối với các hợp đồng tái bảo hiểm trong năm 2013.
LÀM ĐẾN ĐÂU PHẢI CHẮC ĐẾN ĐÓ
Chỉ tính riêng tại tỉnh Sóc Trăng, đến cuối tháng 05.2013 bảo hiểm tôm nuôi tại tỉnh này vẫn còn nhiều hồ sơ tồn đọng của năm 2012 chưa được chi trả (483 hồ sơ). Đến thời điểm vụ thả tôm chính vụ năm 2013 sắp kết thúc, Công ty Bảo hiểm Bảo Việt vẫn chưa triển khai bán bảo hiểm tôm nuôi do chưa được phân bổ kinh phí thực hiện.
Theo Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính), tính đến ngày 30.12.2013, tại Sóc Trăng có 10.322 hộ dân tham gia bảo hiểm. Tổng diện tích tham gia bảo hiểm là 3.248 ha; Tổng giá trị được bảo hiểm là 1.027.341 triệu đồng; Tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc: 85,1 tỷ đồng; Tổng số tiền đã giải quyết bồi thường bảo hiểm: 241 tỷ đồng (bồi thường gần 300%).
Theo báo cáo của Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt (Bảo hiểm Bảo Việt), đến hết tháng 12-2013 Bảo Việt Sóc Trăng đã bồi thường trên 5.000 hồ sơ với tổng số tiền bồi thường là 241 tỷ đồng (chỉ còn 5 hồ sơ bồi thường với tổng số tiền ước chi trả là 380 triệu đồng). Nguyên nhân chưa giải quyết là do chưa đầy đủ hồ sơ theo quy định. Ngoài ra sau khi điều chỉnh quy tắc bảo hiểm tháng 7-2013 thì đến cuối năm 2013 phát sinh bồi thường đã tăng thêm 4,5 tỷ đồng. Hiện nay Bảo hiểm Bảo Việt đã và đang phối hợp với các bên liên quan thực hiện các thủ tục để tiến hành bồi thường.
Về việc Ngân sách Nhà nước hỗ trợ kinh phí phí bảo hiểm, Bộ Tài chính cho biết, tỉnh Sóc Trăng đã có văn bản báo cáo nhu cầu kinh phí thực hiện thí điểm BHNN trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng năm 2012 là 154,431 tỷ đồng. Trên cơ sở báo cáo của địa phương, Bộ Tài chính đã cấp 46 tỷ đồng (do nhu cầu kinh phí tỉnh đề nghị mới căn cứ trên cơ sở đăng ký của các đối tượng tham gia BHNN, chưa phải số thực tế đã ký kết hợp đồng BHNN).
Như vậy việc cấp kinh phí hỗ trợ phí BHNN đối với tỉnh Sóc Trăng đã được Bộ Tài chính được thực hiện ngay khi công ty bảo hiểm Bảo Việt Sóc Trăng ký kết hợp đồng bảo hiểm và thực hiện đầy đủ thủ tục xin cấp phí bảo hiểm theo quy định của pháp luật. Do vậy, việc phân bổ kinh phí bảo hiểm không ảnh hưởng đến việc triển khai thí điểm BHNN.
Thực tế cho thấy chúng ta có thể làm được và có khả năng triển khai trong thực tiễn về hoạt động bảo hiểm này, tuy nhiên các dịch vụ bảo hiểm về chỉ số đối với cây lúa, bảo hiểm chi phí sản xuất đối với chăn nuôi, thủy sản cần tiếp tục được hoàn thiện để đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, DN bảo hiểm và người dân; từ đó mới có thể đánh giá, hoàn chỉnh cơ chế để nhân rộng mô hình này sau khi kết thúc chương trình thí điểm.
Trong kiến nghị gửi về Bộ Tài chính, nhiều cử tri của tỉnh Cà Mau lại cho rằng, Công ty Bảo hiểm Bảo Minh giải quyết chi bồi thường BHNN cho người dân rất chậm, có những hợp đồng bị thiệt hại trên 6 tháng nhưng Bảo Minh chưa bồi thường cho người dân...
Theo báo cáo của Bảo Minh, Công ty này đã phối hợp với Ban chỉ đạo tỉnh Cà Mau thực hiện bồi thường xong cho người tham gia bảo hiểm tại Cà Mau đối với các hồ sơ đã đầy đủ tài liệu theo quy tắc bảo hiểm và chỉ đạo của Bộ Tài chính. Tổng số hồ sơ bồi thường đã giải quyết của Bảo Minh tại Cà Mau là 625 hồ sơ, chiếm 35,9% trong tổng số 1.740 hồ sơ phát sinh bồi thường; tổng số tiền bồi thường đã chi là 46,098 tỷ đồng. Tổng số hồ sơ chưa giải quyết tại Cà Mau là 507 hồ sơ; tổng số tiền bồi thường chưa giải quyết 64.928 triệu đồng. Các hồ sơ chưa giải quyết chủ yếu là do người dân khai báo tổn thất không đúng thời gian tổn thất, chưa chứng minh được chi phí hợp lý nuôi tôm; các hồ sơ Bảo Minh đang phải kiểm tra, rà soát lại tính hợp lý, hợp lệ của các xác nhận thiệt hại...
Mọi nhu cầu bảo hiểm vui lòng liên hệ bộ phận hỗ trợ trực tuyến hoặc đường dây nóng : 0932.377.138 .
Cám ơn quý khách!