- Bảo Hiểm Hàng Hải
- bảo hiểm ô tô
- Bảo hiểm kỹ thuật
- Bảo Hiểm Tài Sản
- Bảo Hiểm Trách Nhiệm
- Bảo Hiểm Con Người
bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt
Bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt
Bạn là chủ doanh nghiệp với tầm nhìn xa của mình bạn muốn mua bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt để phòng trừ rủi ro ? Công tỷ của bạn muốn mua bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt để phát triển bền vững.
Tổng công ty bảo hiểm Petrolimex-Công ty bảo hiểm Pjico sài gòn nhận bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt cụ thể như sau:
Trên cơ sở các điều kiện quy định trong quy tắc bảo hiểm ,Pjico có nghĩa vụ bồi thường cho người được bảo hiểm:
Xem thêm: bảo hiểm nhà xưởng nhà kho cho thuê
Những thiệt hại do những rủi ro được bảo hiểm gây ra cho tài sản được bảo hiểm ghi trong giấy chứng nhận bảo hiểm(hoặc danh mục kèm theo Giấy chứng nhận bảo hiểm)nếu Người được bảo hiểm đã nộp phí bảo hiểm và những thiệt hại ấy xảy ra trước lúc 4 giờ chiều ngày cuối cùng của thời hạn bảo hiểm ghi trong Giấy chứng nhận bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt.
Chi phí cần thiết và hợp lý nhằm hạn chế tổn thất tài sản được bảo hiểm trong và sau khi cháy.
PJICO cũng sẽ bồi thường cho Người được bảo hiểm cả chi phí thu dọn hiện trường sau khi cháy nếu những chi phí này được ghi rõ trong Giấy chứng nhận bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt là được bảo hiểm và Người được bảo hiểm nộp thêm phí bảo hiểm theo tỷ lệ quy định.
Tuy nhiên,trong mọi trường hợp ,trách nhiệm của PJICO không vượt quá số tiền bảo hiểm của mỗi hạng mục tài sản ghi trong danh mục hoặc gộp lại,không vượt quá số tiền bảo hiểm ghi trong Giấy chứng nhận bảo hểm.
Xem thêm: bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt là gì ?
Rủi ro được bảo hiểm nói ở đây là những rủi ro ghi trong Giấy yêu cầu bảo hiểm,chọn trong số những rủi ro quy định trong phụ lục”Những rủi ro có thể lựa chọn bảo hiểm” kèm theo Quy tắc bảo hiểm này.
Những điểm loại trừ trong bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt
1.Những thiệt hại do:
a)Nổi loạn,bạo động dân sự,trừ khi những rủi ro này được xác nhận trong giấy chứng nhận bảo hiểm là được bảo hiểm.
b)Chiến tranh,xâm lược,hành động thù địch của nước ngoài,chiến sự(dù có tuyên chiến hay không tuyên chiến),nổi loạn,nội chiến,khởi nghĩa,cách mạng,binh biến,bạo động,đảo chính,lực lượng quân sự tiếm quyền…
c)Khủng bố(nghĩa là sử dụng bạo lực nhàm các mục đích chính trị,bao gồm cả việc sử dụng bạo lực nhằm gây hoang mang trong xã hội hay một bộ phận xã hội).
Xem thêm: tư vấn bảo hiểm thân vỏ xe ô tô
Bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt
2.Bất kỳ tổn thất nào(dù là tổn thất tài sản trực tiếp hay chi phí có liên quan hay tổn thất có tính chất hậu quả)trực tiếp hay gián tiếp mà nguyên nhân gây ra có liên quan đến:
A)Phóng xạ ion hóa hay nhiễm phóng xạ từ nhiên liệu hạt nhân hay từ chất thải hạt nhân do đốt cháy nhiên liệu hạt nhân.
B)các thuộc tính phóng xạ, độc , nổ , hoặc các thuộc tính nguy hiểm khách của thiết bị nổ hạt nhân hay các bộ phận của thiết bị đó.
3.Những tổn thất do hành động cố ý hoặc đồng lõa của Người được bảo hiểm cháy nổ hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt gây ra.
4.Những tổn thất về:
a)Hàng hóa nhận ủy thác hay ký gởi trừ khi những hàng hóa đó được xác nhận trong Giấy chững nhận bảo hiểm là được bảo hiểm và Người được bảo hiểm trả thêm phí bảo hiểm theo tỷ lệ phí quy định.
Xem thêm: bảo hiểm cháy nổ cho công ty may
b)Tiền bạc,kim loại quý,đá quý, chứng khoán, thư bảo lãnh , tem phiếu , tài liệu , bản thảo, sổ sách kinh doanh , tài liệu lưu trữ trong máy tính điện tử ,bản mẫu,văn bằng,khuôn mẫu,bản vẽ,tài liệu thiết kế,trừ khi những hạng mục này được xác nhận trong Giấy chứng nhận bảo hiểm là được bảo hiểm.
c)Chất nổ.
d)Người,động vật và thực vật sống.
e)Những tài sản mà vào thời điểm xảy ra tổn thất được bảo hiểm theo đơn bảo hiểm Hàng hải hoặc lẽ ra được bảo hiểm theo đơn bảo hiểm Hàng hải ,trừ phần thiệt hại vượt quá số tiền được bồi thường theo đơn bảo hiểm Hàng hải hoặc lẽ ra được bồi thường theo đơn bảo hiểm Hàng hải và dù có hay không có bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt.
Tình hình cháy nổ vẫn diễn biến phức tạp
f)Tài sản bị cướp hay bị mất cắp.
5.Những thiệt hại mang tính chất hậu quả dưới bất kỳ hình thức nào,trừ thiệt hại về tiền thuê nhà,nếu tiền thuê nàh được xác nhận trong giấy chứng nhận bảo hiểm là được bảo hiểm.
6.Những thiệt hại gây ra do bên thứ ba.
7.Những thiệt hại trong phạm vi mức miễn thường bồi thường.
Phí bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt
Phí bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt được quy định riêng cho những rủi ro.Cụ thể quý khách vui lòng bộ phận hỗ trợ trực tuyến của công ty hoặc gọi hotline hỗ trợ 24/24 của công ty chúng tôi:0932.377.138 để được hỗ trợ miễn phí.
THỦ TỤC BẢO HIỂM HỎA HOẠN VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT
1.Người được bảo hiểm gửi cho Pjico giấy yêu cầu bảo hiểm(chúng tôi sẽ cung cấp mẫu này nếu quý khách có nhu cầu).
2.Người được bảo hiểm kê khai đầy đủ và đúng sự thật giá trị tài sản cần được bảo hiểm theo từng đơn vị rủi ro.
3.Bảo hiểm sẽ không có giá trị trong những trường hợp kê khai sai,miêu tả sai hoặc không khai báo những chi tiết quan trọng về tài sản yêu cầu bảo hiểm.
Pjico có thể yêu cầu Người được bảo hiểm cung cấp sơ đồ,vị trí tài sản được bảo hiểm,sơ đồ hệ thống PCCC.
Pjico có thể cử giám định viên hoặc cộng tác viên tới xem xét đối tượng bảo hiểm và góp ý kiến về hệ thồng PCCC hoặc yêu cầu Người được bảo hiểm bổ sung phương tiện PCCC….
Mọi thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ với công ty chúng tôi để được tư vấn thêm.Cảm ơn quý khách !
Điểm lại những vụ hỏa hoạn gây thiệt hại lớn hàng đầu thế giới
Riêng từ đầu năm 2023 đến nay, hàng loạt vụ hỏa hoạn lớn đã xảy ra tại các quốc gia như Nigeria, Trung Quốc, Philippines, Indonesia... và mới nhất là tại Iraq, khiến hàng trăm người thương vong
Ngày 27/9, hãng tin INA của Iraq dẫn nguồn tin từ giới chức y tế tỉnh Nineveh cho biết ít nhất 100 người đã thiệt mạng và hơn 150 người khác bị thương khi một vụ hỏa hoạn xảy ra trong một đám cưới được tổ chức tại một hội trường sự kiện ở thị trấn Al-Hamdaniyah, miền Bắc Iraq.
Con số thương vong trên mới chỉ là thống kê sơ bộ.
Truyền thông nhà nước Iraq cho biết ngọn lửa đã thiêu rụi hội trường lớn sau khi pháo hoa được đốt trong đám cưới. Thông tin ban đầu cho thấy tòa nhà được làm bằng vật liệu xây dựng rất dễ cháy, khiến nó nhanh chóng đổ sập.
Dưới đây là những vụ hỏa hoạn gây thiệt hại lớn trên thế giới:
Ngày 23/9/2023: Một vụ cháy xảy ra tại nhà kho chứa xăng dầu buôn lậu ở thị trấn Seme Krake, Đông Nam Benin, khu vực giáp với Nigeria, khiến ít nhất 35 người thiệt mạng.
Ngày 18/4/2023: Một vụ hỏa hoạn tại một bệnh viện ở Thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) làm 29 người thiệt mạng. Nguyên nhân gây cháy là do các tia lửa phát ra trong quá trình cải tạo và xây dựng bên trong khoa điều trị nội trú của bệnh viện. Tia lửa bắn ra khiến chất bay hơi trong sơn dễ cháy tại hiện trường bắt lửa.
Tháng 3/2023: Một phà chở khoảng 250 người bị cháy ở ngoài khơi tỉnh Basilan, miền Nam Philippines, khiến ít nhất 31 hành khách và thủy thủ đoàn thiệt mạng.
Ngày 3/3/2023: Một vụ hỏa hoạn lớn tại kho chứa nhiên liệu của công ty năng lượng nhà nước Pertamina ở Thủ đô Jakarta của Indonesia, làm 33 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương.
Ngày 5/8/2022: Một bể chứa dầu thô dung tích 50.000m3 (tương đương kích thước của 20 bể bơi tiêu chuẩn Olympic) tại kho nhiên liệu bên Vịnh Matanzas - một trong những cơ sở hạ tầng chiến lược của Cuba, bị sét đánh trúng gây cháy lớn.
Một ngày sau, lửa cháy lan sang bể chứa thứ hai và gây ra hàng loạt vụ nổ lớn, khiến nhiều người mất tích và bị thương.
Đây được xem là vụ hỏa hoạn chưa từng có trong lịch sử Cuba và là thảm họa công nghiệp có nguồn gốc tự nhiên lớn nhất từ trước tới nay tại đảo quốc này, khiến 16 người thiệt mạng và 146 người bị thương.
Ngày 15/4/2019: Một đám cháy lớn bất ngờ bùng phát tại Nhà thờ Đức Bà Paris, một trong những biểu tượng lâu đời và nổi tiếng nhất của nước Pháp, khiến 2/3 đỉnh mái của Nhà thờ đã hoàn toàn bị tàn phá.
Ngày 21/2/2019: Một vụ hỏa hoạn kinh hoàng đã xảy ra thiêu rụi một tòa nhà chung cư tại Thủ đô Dhaka của Bangladesh, làm hơn 80 người thiệt mạng trong đó hầu hết là phụ nữ và trẻ em.
Tháng 3/2018: Một vụ hỏa hoạn thảm khốc xảy ra tại một trung tâm thương mại ở thành phố Kemerovo, thuộc vùng Siberia thuộc Liên bang Nga, khiến 64 người thiệt mạng, trong đó có 41 trẻ em.
Ngày 14/6/2017: Một vụ hỏa hoạn ở tòa nhà chung cư Grenfell Tower 24 tầng ở Thủ đô London của Anh làm 80 người thiệt mạng, hàng trăm người bị thương và mất tích.
Năm 2010: Hỏa hoạn nghiêm trọng tại khu phố cổ ở Thủ đô Dhaka của Bangladesh làm hơn 120 người thiệt mạng. Khu phố cổ này có kho chứa hóa chất.
Tháng 11/2010: 58 người thiệt mạng và 71 người bị thương trong vụ cháy chung cư 28 tầng tại Thượng Hải (Trung Quốc). Chính quyền địa phương cho biết vụ cháy xảy ra khi giàn giáo bao xung quanh tòa nhà bắt lửa.
Tháng 2/2003: Thảm kịch cháy vũ trường Mỹ cướp sinh mạng 100 người và khiến 230 người bị thương. Tai nạn bắt nguồn từ những cây pháo hoa bắt lửa lên trần nhà trong phần trình diễn của ban nhạc Great White, khiến tòa nhà cao một tầng bị thiêu rụi chỉ trong vòng bốn phút.
Tháng 5/1985: Cháy sân vận động của Câu lạc bộ Bradford City khiến 56 người thiệt mạng và 265 người khác bị thương. Nguyên nhân gây cháy là do một người vứt mẩu thuốc lá xuống sàn gỗ trên khán đài.
Tháng 11/1980: Khu phức hợp nhà hàng, khách sạn, casino MGM Grand tại thành phố Las Vegas (Mỹ) bốc cháy làm 85 người thiệt mạng, trong đó có 75 người chết vì ngạt khói. Tại thời điểm xảy ra hỏa hoạn, khoảng 5.000 người đang có mặt bên trong tòa nhà 23 tầng tại thành phố Las Vegas (Mỹ).
Tháng 11/1942: Hỏa hoạn xảy ra tại hộp đêm Cocoanut Grove, thành phố Boston (Mỹ). Đây được cho là vụ cháy hộp đêm gây thương vong nhiều nhất lịch sử nước Mỹ với 492 người thiệt mạng.
Vào thời điểm xảy ra, vụ việc ngay lập tức trở thành tiêu điểm trang bìa nhiều tờ báo thay cho các bài viết về Chiến tranh Thế giới thứ Hai./.