- Bảo Hiểm Hàng Hải
- bảo hiểm ô tô
- Bảo hiểm kỹ thuật
- Bảo Hiểm Tài Sản
- Bảo Hiểm Trách Nhiệm
- Bảo Hiểm Con Người
Giá bảo hiểm nhà cao tầng 2020
Giá bảo hiểm nhà cao tầng 2020
Đối tượng bảo hiểmnhà cao tầng 2020
1. Đối tượng bảo hiểm nhà cao tầng 2020 là toàn bộ tài sản của cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ, bao gồm:
a) Nhà, công trình và các tài sản gắn liền với nhà, công trình; máy móc, thiết bị.
b) Các loại hàng hóa, vật tư (bao gồm cả nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm).
2. Đối tượng bảo hiểm và địa điểm của đối tượng bảo hiểm phải được ghi rõ trong hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm nhà cao tầng 2020
Mức phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểmnhà cao tầng 2020
1. Mức phí bảo hiểm nhà cao tầng 2020
Mức phí bảo hiểm quy định tại Mục I Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định Số: 23/2018/NĐ-CP được áp dụng đối với các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ nêu tại khoản 1 Điều 2 Nghị định Số: 23/2018/NĐ-CP, cụ thể như sau:
a) Đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ (trừ cơ sở hạt nhân) có tổng số tiền bảo hiểm của các tài sản tại một địa điểm dưới 1.000 tỷ đồng: Mức phí bảo hiểm quy định tại khoản 1 Mục I Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định Số: 23/2018/NĐ-CP.
Trên cơ sở mức phí bảo hiểm quy định tại điểm này, doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm có thể thỏa thuận tăng mức phí bảo hiểm áp dụng đối với từng cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ căn cứ vào mức độ rủi ro của từng cơ sở và theo quy định pháp luật.
b) Đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ có tổng số tiền bảo hiểm của các tài sản tại một địa điểm từ 1.000 tỷ đồng trở lên và cơ sở hạt nhân: Doanh nghiệp bảo hiểm nhà cao tầng 2010 và bên mua bảo hiểm nhà cao tầng 2020 thỏa thuận mức phí bảo hiểm theo quy định pháp luật và trên cơ sở được doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm chấp thuận.
2. Mức khấu trừ bảo hiểm
Mức khấu trừ bảo hiểm là số tiền mà bên mua bảo hiểm phải tự chịu trong mỗi sự kiện bảo hiểm, được quy định tại Mục II Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định Số: 23/2018/NĐ-CP, cụ thể như sau:
a) Đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ (trừ cơ sở hạt nhân) có tổng số tiền bảo hiểm của các tài sản tại một địa điểm dưới 1.000 tỷ đồng: Mức khấu trừ bảo hiểm quy định tại khoản 1 Mục II Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định Số: 23/2018/NĐ-CP.
Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm mức khấu trừ bảo hiểm áp dụng đối với từng cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ căn cứ vào mức độ rủi ro và lịch sử xảy ra tổn thất của từng cơ sở.
b) Đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ có tổng số tiền bảo hiểm của các tài sản tại một địa điểm từ 1.000 tỷ đồng trở lên và cơ sở hạt nhân: Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm nhà cao tầng 2020 thỏa thuận mức khấu trừ bảo hiểm trên cơ sở được doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm chấp thuận.
PJICO sẽ bồi thường cho Người được bảo hiểm nhà cao tầng 2020 giá trị của tài sản tại thời điểm xảy ra thiệt hại, mất mát hay phá huỷ về vật chất một cách bất ngờ đối với tài sản đó hoặc giá trị bị thiệt hại đó (sau đây những mất mát, phá hủy hay thiệt hại vật chất một cách bất ngờ được gọi chung là Thiệt hại) hoặc tùy theo sự lựa chọn của mình, PJICO có thể phục hồi hay thay thế một phần hoặc toàn bộ tài sản bị tổn thất
Với điều kiện là trong mọi trường hợp, trách nhiệm của PJICO đối với mỗi vụ tổn thất hoặc tổng số vụ tổn thất trong thời hạn bảo hiểm cũng không vượt quá:
(i) tổng số tiền bảo hiểm hoặc số tiền bảo hiểm tương ứng với mỗi hạng mục tài sản được kê khai trong GCNBH/Hợp đồng bảo hiểm tòa nhà cao tầng.
(ii) bất kỳ hạn mức bồi thường nào nêu trong GCNBH/Hợp đồng bảo hiểm tòa nhà cao tầng.
hoặc bất cứ số tiền hoặc những số tiền nào khác được quy định trong những điều khoản bổ sung đính kèm và được ký xác nhận bởi PJICO hay người đại diện cho PJICO.
BẢO HIỂM DƯỚI GIÁ TRỊ
Tại thời điểm xảy ra thiệt hại, nếu tài sản được bảo hiểm có giá trị thực tế lớn hơn số tiền bảo hiểm của tài sản đó thì Người được bảo hiểm phải tự chịu một phần tổn thất tương ứng với tỉ lệ bảo hiểm dưới giá trị. Điều kiện này sẽ được áp dụng riêng rẽ đối với từng hạng mục tài sản được bảo hiểm.
MỨC khẤU TRỪ
Bộ hợp đồng bảo hiểm nhà cao tầng 2020 này không bồi thường cho phần thiệt hại thuộc phạm vi Mức khấu trừ qui định trong GCNBH/Hợp đồng bảo hiểm đối với mỗi và mọi tổn thất xác định sau khi áp dụng tất cả các điều kiện, điều khoản, qui định khác của Quy tắc bảo hiểm nhà cao tầng 2020 này.
Người được bảo hiểm cam kết rằng, trong suốt thời hạn bảo hiểm của Bộ hợp đồng bảo hiểm này, sẽ không có bất kỳ đơn bảo hiểm nào khác cho phần thiệt hại thuộc phạm vi Mức khấu trừ đã ghi trong GCNBH/Hợp đồng bảo hiểm nhà cao tầng 2020
NHỮNG ĐIỀU KIỆN CHUNG
- 1. TÍNH ĐỒNG NHẤT
Quy tắc bảo hiểm, GCNBH/Hợp đồng bảo hiểm tòa nhà cao tầng và Bảng danh mục tài sản, là những bộ phận hợp thành không thể tách rời của bộ hợp đồng bảo hiểm này và tại bất kỳ vị trí nào trong các bộ phận trên, bất cứ từ và cụm từ nào được gán cho một ý nghĩa đặc biệt nào đó thì từ và cụm từ đó vẫn tiếp tục mang ý nghĩa đó dù chúng xuất hiện ở bất cứ chỗ nào trong Quy tắc bảo hiểm, GCNBH/Hợp đồng bảo hiểm và Bảng danh mục tài sản.
- 2. MÔ TẢ SAI TÀI SẢN
Nếu Người được bảo hiểm hay đại diện của Người được bảo hiểm cung cấp những mô tả sai lệch nghiêm trọng có liên quan đến tài sản được bảo hiểm hoặc có liên quan đến các tòa nhà hoặc địa điểm chứa đựng những tài sản đó, hoặc về ngành nghề kinh doanh hoặc địa điểm được bảo hiểm hoặc kê khai về bất kỳ thông tin nào cần phải biết để đánh giá rủi ro hoặc không khai báo về những thông tin đó thì PJICO sẽ không chịu trách nhiệm đối với các tài sản bị ảnh hưởng bởi sự mô tả sai, khai báo sai hoặc không khai báo đó.
- 3. CHẤM DỨT HIỆU LỰC BẢO HIỂM
Hiệu lực của Bộ hợp đồng bảo hiểm tòa nhà cao tầng này có thể được chấm dứt vào bất kỳ thời điểm nào theo yêu cầu của Người được bảo hiểm. Trong trường hợp đó, PJICO sẽ giữ lại phần phí bảo hiểm được tính trên cơ sở tỷ lệ phí ngắn hạn theo thông lệ cho thời gian GCNBH/Hợp đồng bảo hiểm đã có hiệu lực. PJICO cũng có thể quyết định chấm dứt hiệu lực của Bộ hợp đồng bảo hiểm này bằng cách thông báo bằng văn bản cho Người được bảo hiểm biết về việc chấm dứt và có trách nhiệm hoàn trả một phần phí bảo hiểm được tính theo tỷ lệ tương ứng với thời gian từ ngày thông báo chấm dứt cho đến ngày kết thúc hiệu lực bảo hiểm ghi trong GCNBH/Hợp đồng bảo hiểm.
- 4. MẤT QUYỀN LỢI
Tất cả quyền lợi theo Bộ hợp đồng bảo hiểm tòa nhà cao tầng này sẽ bị mặc nhiên hủy bỏ:
(a) Nếu bất kỳ khiếu nại nào theo Bộ hợp đồng bảo hiểm này có sự man trá về bất kỳ khía cạnh nào hoặc có bất kỳ sự khai báo sai được tạo dựng lên hay được dùng để hỗ trợ cho khiếu nại đó, hoặc Người được bảo hiểm hay người đại diện cho Người được bảo hiểm sử dụng phương tiện hay thủ đoạn gian lận nhằm trục lợi qua Bộ hợp đồng bảo hiểm này;
hoặc
(b) Nếu bất kỳ khiếu nại nào được đưa ra và bị khước từ mà không có kiện cáo hoặc tố tụng trong vòng 3 tháng kể từ khi có sự khước từ đó, hoặc (trong trường hợp phải đưa ra trọng tài theo Điều 7 của Quy tắc bảo hiểm này) trong vòng 3 tháng kể từ khi trọng tài hoặc trọng tài chung đưa ra phán quyết.
- 5. THẾ QUYỀN BỒI THƯỜNG
Bất kỳ người khiếu nại nào theo Quy tắc bảo hiểm, bằng chi phí của PJICO, phải tiến hành, đồng ý tiến hành và cho phép tiến hành mọi hành động và công việc cần thiết hoặc do PJICO yêu cầu một cách hợp lý nhằm thực thi bất kỳ quyền hạn và biện pháp nào, hoặc nhằm có được sự đền bù hay bồi thường từ những bên thứ ba mà PJICO có quyền hoặc phải được thế quyền thụ hưởng sau khi PJICO thanh toán hay sửa chữa tổn thất theo Quy tắc bảo hiểm này. Tuy nhiên, các công việc đó có thể được tiến hành hay được yêu cầu tiến hành trước hay sau khi PJICO bồi thường cho Người được bảo hiểm.
6. ĐÓNG GÓP BỒI THƯỜNG
Nếu vào thời điểm tài sản được bảo hiểm theo Bộ hợp đồng bảo hiểm tòa nhà cao tầng này bị tổn thất hoặc thiệt hại, có bất kỳ một hay nhiều Đơn bảo hiểm nào khác đang có hiệu lực do Người Được Bảo Hiểm hoặc bất kỳ người nào khác thu xếp cùng bảo hiểm cho toàn bộ hay một phần của tổn thất đó hoặc cho cùng tài sản, khi đó PJICO sẽ không có trách nhiệm đóng góp hay bồi thường nhiều hơn phần tổn thất được tính theo tỷ lệ tương ứng của mình đối với tổn thất hay thiệt hại đó
Trước vụ cháy chung cư Carina Plaza sáng 23/3, nhiều tòa nhà cao tầng ở Hà Nội, TP HCM đã bị cháy, để lại nỗi kinh hoàng cho những người thoát nạn.
Cháy tòa nhà ITC: Trưa ngày 29/10/2002,vụ cháy kinh hoàng đã xảy ra ở tòa nhà Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 1, TP.HCM) làm 60 người chết, 70 người khác bị thương. Thiệt hại tài sản hơn 32 tỷ đồng. 11 bị cáo phải hầu tòa. Nguyên nhân vụ cháy là do làm việc trong vũ trường Blue, các thợ hàn đã để các tia lửa hàn có nhiệt độ 1.600 - 1.700 độ C tiếp xúc với các vật liệu mút nên xảy ra hỏa hoạn. (Ảnh Tuổi trẻ).
Cháy tòa nhà 32 tầng ở trung tâm Sài Gòn: 17h ngày 24/5/2009, đám cháy lớn kèm theo nhiều tiếng nổ xảy ra tại tòa nhà 32 tầng trên đường Lê Duẩn, quận 1, TP HCM. Cột khói bốc cao hơn 100m khiến nhiều người dân hoảng hốt. Nơi cháy là ở cao ốc căn hộ cho thuê của khu phức hợp cao cấp Kumho Asiana Plaza. Nguyên nhân ban đầu gây cháy là do khí gas của hệ thống dàn lạnh bên hông phải của tòa nhà bị xì. Theo thống kê, ít nhất 35 cục nóng lạnh của hệ thống dàn lạnh đã bị thiêu rụi. Rất may không có thương vong nào xảy ra. (Ảnh VnExpress)
Cháy chung cư HQC Plaza: Vào khoảng 22h40 ngày 15/7/2017, lửa bùng lên tại tủ điện ở tầng 11 thuộc khu chung cư HQC Plaza, huyện Bình Chánh, TPHCM. Chỉ ít phút sau, ngọn lửa nhanh chóng bao quanh tòa chung cư cao 24 tầng này. Hơn 300 hộ dân hốt hoảng dìu nhau chạy xuống dưới. Rất may là người dân đã được đưa ra khỏi chung cư an toàn, không có ai bị thương. Nguyên nhân ban đầu vụ cháy được xác định do chập điện. (Ảnh VnExpress).