Chào mừng bạn đã đến với thegioibaohiem.net!                                     Mọi nhu cầu bảo hiểm vui lòng liên hệ Hotline:0932.377.138.Cảm ơn Quý Khách!
bảo hiểm máy móc thiết bị

Bảo hiểm máy móc thiết bị 

 

Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex ( bảo hiểm pjico ) nhận bảo hiểm máy móc thiết bị cụ thể như sau:

Đây sản phẩm dành cho các tổ chức nhận thầu xây dựng lắp đặt, chủ đầu tư dự án, …. Bảo hiểm máy móc và thiết bị xây dựng của Bảo Hiểm PJICO giúp Quý khách hoàn toàn yên tâm khi rủi ro xảy ra làm thiệt hại hay phá huỷ các thiết bị và máy móc thi công như cần cẩu, xe lu, máy trộn xi măng…

 

Xem thêm: bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu nông sản

 

 bảo hiểm máy móc thiết bị

bảo hiểm máy móc thiết bị

1. Đối tượng tham gia bảo hiểm máy móc thiết bị

 

- Đối tượng tham gia: các chủ đầu tư, các nhà thầu, người cho thuê máy móc thiết bị, người đi thuê máy móc thiết bị…

- Đối tượng được bảo hiểm: Máy móc và trang thiết bị xây dựng/lắp đặt thuộc quyền sở hữu của chủ thầu hay do chủ thầu thuê mướn như: máy ủi, máy xúc, máy nghiền, xe lu, cần cẩu, thiết bị cần trục, thiết bị nâng, máy đóng cọc, máy đầm…

 

2.  Quyền lợi và phạm vi bảo hiểm máy móc thiết bị

 

Bảo Hiểm PJICO sẽ bồi thường cho Quý khách hàng căn cứ theo tổn thất thực tế của máy móc thiết bị được bảo hiểm khi có rủi ro xảy ra trong phạm vi bảo hiểm dưới đây:

- Rủi ro từ thiên nhiên: lũ lụt, mưa bão, gió lốc, sóng thần, sét đánh, lún, sụt lở, động đất, núi lửa phun…;

- Rủi ro từ hoạt động của con người (trên công trường): cháy, nổ, thiếu kinh nghiệm, bất cẩn, trộm cắp toàn bộ…;

- Rủi ro khác: rơi, lật, đổ, đâm va và các sự cố bất ngờ khác không lường trước được khi thi công hoặc di chuyển công trường;

- Thiệt hại phát sinh khi đang hoạt động hay ngừng hoạt động, khi tháo dỡ, lắp ráp nhằm mục đích lau chùi, bảo dưỡng hoặc sữa chữa nhưng trong bất kỳ trường hợp nào cũng chỉ sau khi máy móc chạy thử thành công.

Ngoài ra, Bảo Hiểm PJICO còn mở rộng phạm vi bảo hiểm cho Quý khách khỏi rủi ro trong quá trình vận chuyển máy móc đến nơi thi công hoặc từ nơi thi công đến kho cất giữ sau khi dự án đã được hoàn thành.

 

Xem thêm: bảo hiểm máy móc thiết bị là gì ?

 

3. Thủ tục bồi thường bảo hiểm máy móc thiết bị

3.1. Hồ sơ bồi thường bảo hiểm máy móc thiết bị

 

        - Giấy thông báo tổn thất và yêu cầu bồi thường ;

        - Biên bản giám định tổn thất ;

        - Các hóa đơn chứng từ chứng minh thiệt hại ;

        - Hợp đồng bảo hiểm;

        - Các giấy tờ, hồ sơ, biên bản đăng kiểm liên quan (nếu có);

        - Giấy bãi nại.

 

Xem thêm: bảo hiểm cháy nổ bắt buôc tòa nhà văn phòng

 

3.2. Thời hạn yêu cầu bồi thường và thanh toán tiền bảo hiểm máy móc thiết bị

 

- Thời hạn yêu cầu bồi thường của bên mua bảo hiểm là một (01) năm kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm, trừ trường hợp chậm trễ do nguyên nhân khách quan và bất khả kháng theo quy định của pháp luật.

- Thời hạn thanh toán tiền bồi thường của Bảo Hiểm PJICO là mười lăm (15) ngày kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định. Trong trường hợp phải tiến hành xác minh hồ sơ, thời hạn thanh toán tiền bồi thường không quá bốn mươi lăm (45) ngày.

- Trường hợp từ chối bồi thường, Bảo Hiểm PJICO phải thông báo bằng văn bản cho bên mua bảo hiểm biết lý do trong thời hạn mười lăm (15) ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ yêu cầu bồi thường

(Theo Luật Xây dựng (Luật số 16/2003/QH11 của Quốc hội), các nhà thầu thi công xây dựng lắp đặt có nghĩa vụ mua Bảo hiểm máy móc thiết bị xây dựng).

 

Xem thêm: giá bảo hiểm công trình lắp đặt nội thất

  

Đơn bảo hiểm máy móc thiết bị

Đơn bảo hiểm này áp dụng cho các hạng mục, bất kể đang được sử dụng hay không sử dụng hoặc đang được tháo rời cho mục đích lau chùi, đại tu hoặc trong quá trình vận hành như nói ở trên hoặc trong quá trình tái lắp đặt sau này, nhưng trong bất cứ trường hợp nào chỉ áp dụng sau khi máy móc thiết bị đó đã được chạy thử và vận hành thành công.

 

Vì Người được bảo hiểm có tên trong Phụ lục của Đơn bảo hiểm này đã gửi cho Người bảo hiểm yêu cầu bảo hiểm bằng văn bản bằng cách hoàn thành bản câu hỏi mà bản câu hỏi này, cùng với bất kỳ sự kê khai nào khác được thực hiện bằng văn bản bởi Người được bảo hiểm liên quan tới đơn bảo hiểm này, được xem là một bộ phận cấu thành của đơn bảo hiểm này,.

 

Nên đơn bảo hiểm này chứng nhận rằng phụ thuộc vào việc Người được bảo hiểm đã thanh toán cho Người bảo hiểm số phí bảo hiểm thoả thuận được nêu rõ trong phụ lục Đơn bảo hiểm và phụ thuộc vào các điều khoản, điều kiện, các loại trừ quy định trong Đơn bảo hiểm này hay được bổ sung sau đây thì;

 

Người bảo hiểm, theo Đơn bảo hiểm này, đồng ý với Người được bảo hiểm rằng nếu vào bất cứ lúc nào trong thời hạn bảo hiểm được nêu trong Phụ lục Đơn bảo hiểm hay vào bất cứ khoảng thời gian nào sau đây mà Người được bảo hiểm đã thanh toán phí để tái tục hợp đồng này và được Người bảo hiểm chấp nhận, các hạng mục hay bất cứ phần nào thuộc các hạng mục này đã được đưa vào Phụ lục bảo hiểm hoạt động tại địa điểm hoặc khu vực địa lý được đề cập trong phụ lục bị tổn thất vật chất bất ngờ, không thấy trước được, do bất kỳ nguyên nhân nào mà không bị loại trừ trong Đơn bảo hiểm này cần thiết phải tiến hành sửa chữa hay thay thế.

 

Xem thêm: bảo hiểm công trình thi công nội thất

 

Người bảo hiểm sẽ bồi thường cho Người được bảo hiểm về các tổn thất hay tổn hại được nêu dưới đây bằng cách thanh toán bằng tiền, thay thế hay sửa chữa (tuỳ sự lựa chọn của Người bảo hiểm) với giới hạn là số tiền bồi thường không vượt quá số tiền bảo hiểm của mỗi hạng mục được ghi trên Phụ lục và không vượt quá tổng số tiền bảo hiểm được nêu trong Phụ lục bảo hiểm của Đơn bảo hiểm này.

 

Đơn bảo hiểm này áp dụng cho các hạng mục, bất kể đang được sử dụng hay không sử dụng hoặc đang được tháo rời cho mục đích lau chùi, đại tu hoặc trong quá trình vận hành như nói ở trên hoặc trong quá trình tái lắp đặt sau này, nhưng trong bất cứ trường hợp nào chỉ áp dụng sau khi máy móc thiết bị đó đã được chạy thử và vận hành thành công.

 

Ghi chú I - Số tiền bảo hiểm bảo hiểm máy móc thiết bị

 

Một đòi hỏi của hợp đồng bảo hiểm này là số tiền được bảo hiểm phải bằng chi phí thay thế các hạng mục được bảo hiểm bởi các hạng mục mới cùng loại và công suất. Điều này có nghĩa là chi phí thay thế chúng bao gồm cả chi phí vận chuyển, thuế hải quan và các thuế khác, nếu có, và chi phí lắp đặt.

Nếu số tiền bảo hiểm ít hơn số buộc phải bảo hiểm, Người bảo hiểm sẽ chỉ bồi thường cho Người được bảo hiểm  theo tỉ lệ bằng số tiền bảo hiểm chia cho số tiền bộc phải bảo hiểm. Nếu nhiều hạng mục, thì mỗi hạng mục phải tuân theo điều kiện này một cách riêng biệt.

 

Ghi chú II - Cơ sở bồi thường tổn thất.

 

Trong trường hợp tổn thất hay tổn hại, cơ sở để giải quyết bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm này sẽ được quy định như sau:

a. Trong các trường hợp tổn hại của các hạng mục được bảo hiểm có thể sửa chữa được, Người bảo hiểm  sẽ trả chi phí cần thiết để phục hồi lại hạng mục bị tổn hại trở lại trạng thái hữu dụng như trước khi có tổn thất cộng thêm chi phí tháo dỡvà lắp đặt lại cho mục đích thực hiện việc sửa chữa cũng như các cước phí vận chuyển thường từ nhà đến xưởng sửa chữa và ngược lại, các khoản thuế hải quan và thuế khác, nếu có, trong mức độ các chi phí đó được bao hàm trong số tiền bảo hiểm. Nếu việc sửa chữa được thực hiện tại xưởng sửa chữa mà Người  được bảo hiểm làm chủ thì Người bảo hiểm sẽ trả chi phí vật liệu và tiền công cần thiết cho việc sửa chữa cộng thêm một tỉ lệ hợp lệ để phục hồi lại các chi phí phụ.

 

Chiết khấu do giảm giá trị không được phép thực hiện đối với các bộ phận được thay thế nhưng giá trị cứu vãn phải được tính.

Nếu chi phí sửa chữa như được nêu cụ thể trên đây bằng hay vượt trị giá của hạng mục được bảo hiểm ngay trước khi xảy ra thiệt hại, hạng mục đó sẽ được xem như là bị huỷ hoại (tổn thất toàn bộ) và việc bồi thường được tính dựa trên cơ sở được nêu ở điểm b dưới đây:

 

b. Trong trường hợp một hạng mục bị huỷ hoại hoàn toàn, Người bảo hiểm  sẽ trả trả giá thực sự của hạng mục ngay trước khi sự cố tổn thất xảy ra bao gồm các cước phí vận chuyển thường, chi phí lắp đặt, thuế hải quan nếu có, miễn là các chi ph? như vậy được bao hàm trong số tiền bảo hiểm, giá trị thực sự như vậy được tính bằng việc khấu trừ một khoản giảm giá thích hợp từ trị giá thay thế của hạng mục. Giá trị cứu vãn sẽ được tính vào phần này.

 

Mọi chi phí thêm nào cần thiết cho việc làm thêm, làm đêm, làm vào ngày lễ và cước ph? vận chuyển hoả tốc sẽ được bồi thường theo đơn bảo hiểm này chỉ khi được thoả thuận riêng bằng văn bản.

Chi phí của bất kỳ sự thay đổi, bổ sung, cải tạo hay nâng cấp thêm sẽ không được bảo hiểm theo đơn bảo hiểm này.

Chi phí cho việc sửa chữa tạm thời sẽ được Người bảo hiểm thanh toán nếu các chi phí như vậy cấu thành chi phí sửa chữa sau cùng và không làm tăng chi phí sửa chữa toàn bộ.

Số tiền Người bảo hiểm  có thể thanh toán theo các điều khoản nêu trên sẽ bị giảm bớt do có mức miễn thường nêu trong Phụ lục của Đơn bảo hiểm. Người bảo hiểm sẽ thực hiện việc thanh toán chỉ sau khi thoả mãn với việc xuất trình các hoá đơn, chứng từ cần thiết để chứng minh rằng việc sửa chữa đã được thực hiện hay việc thay thế đã xảy ra, tuỳ trường hợp cụ thể.

 

 

An toàn quản lý máy móc thiết bị thi công trên công trường kinh nghiệm của nhà thầu nước ngoài


Trong thời gian qua đã có rất nhiều các nhà thầu nước ngoài tham gia xây dựng công trình ở Việt Nam, nhiều nhà thầu phụ Việt Nam do chưa được làm quen với hệ thống quản lý an toàn trên công trường của họ nên đã gặp nhiều khó khăn khi đưa máy móc thiết bị vào công trường thi công.

Đôi khi có những máy móc thiết bị do không đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn đã phải chờ nhiều tuần để sửa chữa, khắc phục, thậm chí nhiều máy móc thiết bị không được phép đưa vào công trường phải thay thế bằng máy móc thiết bị khác. Đây cũng là nguyên nhân gây chậm tiến độ thi công cũng như dẫn tới nhiều chi phí phát sinh làm ảnh hưởng tới lợi nhuận của các doanh nghiệp.


Bài viết này giới thiệu hệ thống quản lý máy móc, thiết bị của một số nhà thầu nước ngoài nhằm giúp các nhà thầu Việt Nam làm quen với hệ thống quản lý máy móc, thiết bị của các nhà thầu nước ngoài và giảm bớt được những khó khăn khi làm việc với họ.

 

I. Kiểm tra máy móc, thiết bị trước khi đưa vào sử dụng trên công trường

 

Với một số máy móc, thiết bị sẽ được kiểm tra một cách khác nhau tuân theo quy định của văn bản pháp luật và các tiêu chuẩn áp dụng tại dự án.
1.Nhóm các công cụ cầm tay

 

Các công cụ cầm tay được kiểm tra trước khi sử dụng trên công trường nhằm đảm bảo:

 

- Không bị rò điện các thiết bị dùngdòng điện, không được rò ống dẫn khí với các thiết bị dùng khí nén.

 

- Có các cơ cấu che chắn cần thiết để bảo vệ người lao động (đối với các loại máy cắt)

 

- Khi sử dụng các dụng cụ cầm tay chạy điện di động ngoài trời, phải được bảo vệ bằng nối không. Khi sử dụng các dụng cụ điện cầm tay ở các nơi dễ bị nguy hiểm về điện phải dùng điện áp không lớn hơn 36 vôn.

 

2. Nhóm các thiết bị dùng trong xưởng sản xuất phụ trợ.

 

Với các máy móc thiết bị dùng trong các xưởng sản xuất phụ trợ như máy gia công thép, máy trộn bê tông…trước khi sử dụng cần được kiểm tra nhằm đảm bảo:

 

- Máy móc thiết bị phải bố trí ở nơi cao ráo, sạch sẽ và có rãnh thoát nước xung quanh tốt. Tại những vị trí đứng làm việc thường xuyên bị ẩm phải kê bục gỗ.

 

- Vị trí đặt máy phải đảm bảo theo đúng các quy định hiện hành. Phải bố trí đầy đủ đèn chiếu sáng ở các lối đi lại, cầu thang và vị trí làm việc khi trời tối. Đèn phải bố trí sao cho ánh sáng không chiếu trực tiếp vào mặt công nhân, không sáng quá, không rung động và không bị thay đổi cường độ ánh sáng để tránh làm ảnh hưởng đến thao tác của công nhân.

 

- Tất cả các bộ phận điều khiển máy phải đặt ở vị trí an toàn và dễ dàng thao tác.

 

- Tất cả những cơ cấu an toàn của máy đều phải được lắp đầu đủ và hoạt động tốt.

 

- Các máy dùng động cơ điện hoặc có lắp đèn điện chiếu sáng phải nối đất bảo vệ.

 

- Các đầu nối đai truyền phải bảo đảm chắc chắn .

 

- Những máy khi gia công có các phôi kim loại hoặc tia lửa bắn ra, phải có lưới che chắn. Trường hợp không thể làm thiết bị che chắn được, phải trang bị cho công nhân đầy đủ các trang bị phòng hộ theo đúng chế độ hiện hành.

 

- Phải kiểm tra định kỳ các bộ phận chuyển động ít nhất là 2 lần trong một năm và kết quả kiểm tra phải ghi vào sổ theo dõi máy.

 

3. Nhóm thiết bị vận chuyển như: ô tô, xe tải, xe ben, xe chuyên dụng

 

Các thiết bị vận chuyển cần pahir được kiểm định trước khi sử dụng theo quy định tại Quy chuẩn Việt Nam: QCVN 9: 2011/BGTVT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng, an toàn và bảo vệ môi trường đối với xe ô tô; QCVN 11: 2011/BGTVT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng, an toàn và bảo vệ môi trường đối với rơ móc và sơ mi rơ móc.

 

Tuy vậy thông thường các nhà thầu nước ngoài trước khi cho các thiết bị vận chuyển vào công trường, họ thường cùng các nhà thầu phụ Việt Nam kiểm tra như sau:

 

a. Giấy tờ kiểm định của xe máy, thiết bị

 

b. Bằng lái của lái xe

 

c. Buồng lái phải được trang bị đầy đủ như trong thiết kế (đồng hồ báo nhiên liệu, ghế, dây đai an toàn, quạt, kính, gạt nước…) và còn làm việc tốt.

 

d. Hệ thống tín hiệu như: còi, đèn xi nhan, đèn và tín hiệu lùi…phải đầy đủ và còn hoạt động tốt.

 

- Đèn lùi phải bật sáng khi cần số của xe kéo ở vị trí số lùi và công tắc khởi động động cơ đang ở vị trí mà động cơ có thể hoạt động được. Đèn phải tắt khi một trong hai điều kiện trên không thỏa mãn.

 

- Đèn phanh phải bật sáng khi hệ thống phanh chính cảu xe kéo hoạt dộng.

 

- Tất cả các đèn xi nhan/báo rẽ ở cùng một bên cảu xe phải nhấp nháy cùng pha.

 

- Thời gian từ khi bật công tắc trên xe kéo đến khi đèn báo rẽ của xe phát tín hiệu báo rẽ không quá 1,5 giây.

 

- Khi bật công tắc trên xe kéo các đèn cảnh báo nguy hiểm phải nháy đồng thời và cùng tần số. Đèn cảnh báo nguy hiểm có thể dùng kết hợp với đèn báo rẽ.

 

- Không được lắp đèn có ánh sáng trắng hướng về phái sau xe xe (trừ đèn lùi).

 

e. Hệ thống phanh: phanh đỗ/phanh tay phanh chính (phanh thủy lực và hoặc phanh hơi) phải có đầy đủ theo thiết kế và làm việc tốt.

 

f. Lốp xe phải có kết cấu chắc chắn, lắp đặt đúng quy cách, đủ số lượng, đủ áp suất, cỡ lốp phải đúng với tài liệu kỹ thuật.

 

g. Khoang chở hàng

 

- Khoang chở hàng của xe phải có kết cấu vững chắc, đảm bảo an toàn cho hàng hóa. Không được gắn thêm các bộ phận tự chế để tăng kích thước thùng hàng.

 

- Đối với xe có bộ phận khóa hãm phanh thành thùng thù hàng cao hơn 1950mm so với mật độ thì xe phải có cơ cấu thích hợp đảm bảo mở và khá hã thành thùng hàng dễ dàng.

 

h. Khác

 

- Các thùng chứa nhiên liệu không bị rò và có nắp chắn hoạt động tốt

 

- Hệ thống hơi, thủy lực (với xe ben tự đổ)không bị rò

 

4. Xe, máy và thiết bị thi công di động

 

Danh mục xe, máy và thiết bị thi công được quy định tại tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7772: 2007 gồm các loại sau:

 

- Máy và thiết bị làm đất

 

- Xe, máy và thiết bị nâng

 

- Máy và thiết bị thi công khác

 

Xa máy và thiết bị thi công di động phải được kiểm định theo quy định tại Quy chuẩn Việt Nam QCVN 13: 2011/BGVT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe máy chuyên dùng.

 

Tuy vậy, thông thường các nhà thầu nước ngoài trước khi cho thiết bị di động vào công trường, họ thường cùng nhà thầu phụ Việt Nam kiếm tra như sau:

 

a. Giấy tờ kiểm định của xe máy, thiết bị

 

b. Bằng lái, chứng chỉ đào tạo của lái xe

 

c. Thân vỏ, buồng lái

 

- Thân vỏ: không thủng rách và định vị với bệ

 

- Đối với buồng lái kín: cửa có đủ số lượng theo hồ sơ kỹ thuật, khoá cửa chắc chắn và không tự mở, kính chắc gío không có vết rạn nứt, gạt nước đủ số lượng theo hồ sơ kỹ thuật, định vị đúng và hoạt động tốt.

 

- Đối với buồng lái hở; mái che và khung đỡ mái che phải chắn chắn

 

- Ghế người lái phải được định vị đúng vị trí và chắc chắn, không bị thủng rách

 

- Gương quan sát phía sau phải được đủ số lượng và đúng kiểu loại ghi trong hồ sơ kỹ thuật, không nứt, vỡ và cho hình ảnh rõ nét.

 

d. Hệ thống nhiên liệu làm mát, bôi trơn

 

- Toàn bộ hệ thống không rò, rỉ thành giọt

 

- Các đường ống dẫn không bị bẹp, không cọ sát với các bộ phận chuyển động

 

- Thùng chứa nhiên liệu, két nước, két làm mát dầu và thùng chứa dầu bôi trơn phải định vị chắc chắn, đúng vị trí theo hồ sơ kỹ thuật và có nắp đậy kín khít.

 

e. Bánh xe

 

- Bánh lốp: vành không biến dạng, nứt, vỡ, lốp phải đủ áp suất theo quy định của nhà chế tạo, không phồng rộp, nứt, vỡ.

 

- Bánh thép: không biến dạng, nứt, vỡ.

 

- Bánh xích: bánh xích không bị đào khi di chuyển, xích và bánh xích không biến dạng, rạn, nứt và phải ăn khớp với nhau, xích phải đảm bảo không trượt ra ngoài khi thiết bị thi công di động quay vòng tại chỗ.

 

f. Chắn bùn: đầy đủ theo hồ sơ kỹ thuật, định vị chắc chắn không bị thủng rách.

 

g. Hệ thống điều khiển

 

- Hệ thống điều khiển phải làm việc dứt khoát trong mọi trạng thái chỉ định. Lực điều khiển nằm trong giới hạn quy định trong hồ sơ kỹ thuật.

 

- Các chi tiết của hệ thống điều khiển không nứt vỡ, định vị chắc chắn, đủ các chi tiết kẹp chặt và hoạt động bình thường.

 

- Các cơ cấu hạn chế hành trình phải đúng kiểu loại, đủ số lượng theo hồ sơ kỹ thuật và phải hoạt động bình thường.

 

h. Hệ thống truyền động thủy lực

 

- Phải có đủ các bộ phận kiểm soát, khống chế, an toàn theo quy định trong hồ sơ kỹ thuật.

 

- Các bơm thủy lực, động cơ thủy lực phải hoạt động bình thường, đạt mức áp suất và lưu lượng quy định trong hồ sơ kỹ thuật.

 

- Các bộ phận thủy lực

 

Không bị rò rỉ dầu, các đường ống dẫn thủy lực, thùng chứa dầu thủy lực không han rỉ, rạn nứt, không cọ sát với các bộ phận truyền động, các cần đẩy xi lanh thủy lực không bị xước.

 

i. Hệ thống phanh

 

- Dầu phanh hoặc khí nén không được rò rỉ

 

- Đường ống dẫn dầu phanh hoặc khí nén không bị bẹp, nứt và phải được định vị chắc chắn.

 

- Các cấu kiện điều khiển cơ khí của hệ thống phanh hoạt động bình thường và có hiệu lực.

 

- Phanh chính và phanh đỗ phải hoạt động tốt

 

j. Hệ thống chiếu sáng và tín hiệu

 

- Đèn chiếu sáng: phải có đủ số lượng, định vị đúng vị trí, không nứt, vỡ, cường độ chiếu sáng phải đảm bảo theo hồ sơ kỹ thuật.

 

- Đèn tín hiệu: phải có đủ số lượng, lắp đặt đúng vị trí theo hồ sơ kỹ thuật và được định vị chắc chắn. Khi quan sát bằng mắt, phải phân biệt tín hiệu rõ ràng ở khoảng cách 20m đối với đèn phanh, đèn xin đường và khoảng cách 10m đối với đèn tín hiệu khác, trong điều kiện ban ngày.

 

- Còi điện: hoạt động tốt.

 

k. Hệ thống tời: độ mòn và số sợi cáp bị đứt phải nằm trong giới hạn cho phép

 

5. Các máy móc thiết bị có yêu cầu đặc biệt

 

Với các máy móc thiết bị có yêu cầu đặc biệt sẽ không trình bày trong nội dung bài viết này

 

II. Hệ thống kiểm tra, kiểm soát máy móc thiết bị trên công trường

 

Thông thường, tất cả các loại máy móc, thiết bị phải được cán bộ an toàn của nhà thầu chính kiểm tra và cho phép mới được phép vào hoạt động trong công trường. Hàng ngày các cán bộ quản lý an toàn của các nhà thầu nước ngoài sẽ đi kiểm tra thường xuyên trên công trường, nếu phát hiện những điểm yếu không an toàn trên máy móc, thiết bị họ sẽ yêu cầu khắc phục ngay.

 

Tất cả máy móc, thiết bị trên công trường đều được lập hồ sơ theo dõi để đảm bảo luôn đáp ứng yêu cầu về an toàn và chất lượng. Trên các công trường lớn để thuận tiện cho việc kiểm soát máy móc, thiết bị các nhà thầu nước ngoài thường dùng hệ thống Tem với màu sắc thay đổi theo quý. Ví dụ: quý I- tem màu xanh, quý II- tem màu đỏ- quý III- tem màu tím…Cứ cuối mỗi quý họ lại kiểm tra lại sổ sách giấy tờ, thậm chí cùng với các nhà thầu phụ Việt Nam kiểm tra máy móc, thiết bị tại hiện trường trước khi dán tem mới. Các máy móc thiết bị không đạt yêu cầu an toàn sẽ không được dán tem cho đến khi nó được sửa chữa hoặc pahri đưa ra ngoài công trường. Với hệ thống Tem này họ sẽ dễ dàng nhận ra những máy móc, thiết bị không đủ điều kiện an toàn.

 

Mọi máy móc, thiết bị chỉ được đưa ra khỏi công trường trong trường hợp: nhà thầu đã thực hiện xong công việc (liên quan đến máy móc, thiết bị đó) theo hợp đồng, hoặc nhà thầu cần phải đưa máy đi sửa chữa và được cán bộ chỉ huy công trường của nhà thầu chính ký giấy đồng ý cho ra.

 

III. Kết luận

 

Kinh nghiệm của các nhà thầu nước ngoài đã chỉ ra rằng nếu chúng ta có hệ thống quản lý máy móc, thiết bị thi công trên công trường một cách chặt chẽ nõ sẽ giúp chúng ta đảm bảo an toàn cho người lao động, đảm bảo tiến độ thi công,đảm bảo chất lượng công trình xây dựng.

 

Do vậy, xin có một số đề xuất như sau:

 

- Các nhà thầu Việt Nam nên dần áp dụng kinh nghiệm của các nhà thầu nước ngoài trong công tác an toàn lao động và vệ sinh môi trường để giảm thiểu tai nạn lao động trên công trường.

 

- Trước khi đưa ra giá đấu thầu hay lựa chọn máy móc, thiết bị thi công trên công trường các nhà thầu Việt Nam nên đọc kỹ các điều khoản liên quan đến an toàn.

 

- Trước khi đưa máy móc thiết bị đến công trường các nhà thầu phụ Việt Nam nên tìm hiểu kỹ các quy trình, các tiêu chí kiểm tra máy móc, thiết bị của các nhà thầu chính nước ngoài và tự kiểm tra máy móc, thiết bị trước khi đưa chúng đến công trường. Mọi khuyết tật nếu có cần được khắc phục trước để đỡ mất thời gian đợi chờ, cùng các phí tổn phát sinh khi sửa chữa máy móc, thiết bị tại công trường

 

Mọi nhu cầu bảo hiểm vui lòng liên hệ  bộ phận hỗ trợ trực tuyến hoặc đường dây nóng : 0932.377.138 .

Cám ơn quý khách!

Đánh giá:

Bình Luận

Quảng cáo