Chào mừng bạn đã đến với thegioibaohiem.net!                                     Mọi nhu cầu bảo hiểm vui lòng liên hệ Hotline:0932.377.138.Cảm ơn Quý Khách!
bảo hiểm cháy nổ

Bồi thường bảo hiểm cháy nổ

 

1. Mục đích:

Trên cơ sở đảm bảo tuân thủ đúng nội dung Quy trình giám định-bồi thường, hướng dẫn này bổ sung và chi tiết thêm các bước tiến hành giám định-bồi thường tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm cháy và tài sản trong toàn bộ hệ thống của bảo hiểm PJICO  

 

2. Phạm vi công việc:

Áp dụng cho việc giám định-bồi thường các vụ tổn thất thuộc sản phẩm bảo hiểm cháy và tài sản trong toàn bộ hệ thống của bảo hiểm PJICO  

 

3. Các tài liệu liên quan:

Luật Kinh doanh bảo hiểm do Quốc hội thông qua ngày 09/12/2000 và các văn bản hướng dẫn, sửa đổi  

Quy tắc của từng loại hình bảo hiểm nghiệp vụ cháy và tài sản      

 

Xem thêm: Bảo hiểm tàu thủy (mẫu hợp đồng)

  

Các tài liệu hướng dẫn và văn bản pháp luật liên quan

 

4. Định nghĩa

4.1. Nghiệp vụ bảo hiểm cháy và tài sản bao gồm các loại hình bảo hiểm sau :

Bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt

Bảo hiểm mọi rủi ro công nghiệp

Bảo hiểm mọi rủi ro tài sản

Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh kèm theo và là một bộ phận không tách rời đơn bảo hiểm thuộc nhóm nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn.

Bảo hiểm trộm cắp (Theft Insurance)

Bảo hiểm tiền (Tiền vận chuyển, tiền trong két ...)

4.2 Phòng chức năng được hiểu là Phòng được giao nhiệm vụ giải quyết tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm cháy và tài sản

 

5. Nội dung:

5.1. Hướng dẫn công tác giám định bảo hiểm cháy và tài sản 

5.1.1 Nhận thông tin tổn thất:

Sau khi nhận được thông tin tổn thất Giám định viên/Người được giao nhiệm vụ phải tiến hành thu thập và chuẩn bị các tài liệu liên quan của Công ty đến công tác giám định để xử lý thông tin được thích hợp. Các tài liệu liên quan sơ bộ như sau :

Hợp đồng bảo hiểm và/hoặc Giấy chứng nhận bảo hiểm, Đơn bảo hiểm và các Sửa đổi bổ sung đã cấp, Giấy đề nghị bảo hiểm,...

 

Xem thêm: Quy trình giám định bảo hiểm cháy nổ

  

Quy trình giám định bảo hiểm cháy&tài sản

Quy trình bồi thường bảo hiểm cháy&tài sản

Hướng dẫn giám định-bồi thường bảo hiểm cháy&tài sản

Quy định về phối hợp và Hướng dẫn thông báo tái bảo hiểm

Các văn bản tài liệu liên quan khác

 

5.1.2 Xử lý thông tin tổn thất :

 

Giám định viên/Người được giao nhiệm vụ kiểm tra sơ bộ các thông tin tổn thất theo tài liệu liên quan đã thu thập như sau:

Căn cứ theo Hợp đồng bảo hiểm và/hoặc Giấy chứng nhận bảo hiểm, Đơn bảo hiểm và các Sửa đổi bổ sung đã cấp, Giấy đề nghị bảo hiểm,... để kiểm tra các thông tin sau :

Đối tượng tổn thất có tham gia bảo hiểm không?

 Tổn thất có nằm trong địa điểm và thời hạn bảo hiểm?

 

Xem thêm: Bảo hiểm cháy nổ quán Karaoke

  

 Nguyên nhân tổn thất dự đoán có khả năng thuộc phạm vi bảo hiểm?

 Mức độ và giá trị tổn thất ước tính có nằm dưới Mức miễn thường/khấu trừ hay không?          

Xác nhận nộp phí bảo hiểm để kiểm tra việc nộp phí bảo hiểm có đúng theo thỏa thuận hay không?

Căn cứ theo Quy định về phối hợp và Hướng dẫn thông báo tái bảo hiểm để xác định cách thức phối hợp và thông báo với tái bảo hiểm

Căn cứ theo các thỏa thuận về thông báo và phối hợp giải quyết liên quan khác như: Trách nhiệm đồng bảo hiểm, chỉ định giám định độc lập,...

Sau khi nhận được thông báo tổn thất trong vòng 24 giờ làm việc các cán bộ phải báo cáo ngay cho Trưởng Phòng chức năng/Lãnh đạo phụ trách đề xuất phương án xử lý hoặc chủ động xử lý thông tin về tổn thất đối với các dịch vụ được phân cấp.

Tùy từng trường hợp cụ thể, trong vòng 24 giờ làm việc các đơn vị phải báo cáo ngay về công ty bằng văn bản để phối hợp giải quyết hoặc có thể trưng cầu giám định của một cơ quan chức năng hay chỉ định một tổ chức giám định độc lập để tiến hành giám định tổn thất theo quy định

 

5.1.3 Giám định tại hiện trường: 

5.1.3.1 Thu thập thông tin và tài liệu về tổn thất

 

Sau khi nhận được các thông tin sơ bộ về tổn thất trong vòng 24 giờ làm việc Giám định viên/Người được giao nhiệm vụ cần đến ngay hiện trường trừ trường hợp bất khả kháng để nắm bắt và theo dõi diến biến vụ việc. Ngay khi có thể Giám định viên/Người được giao nhiệm vụ cần ghi chép và thu thập những thông tin sau:

ü Nghành nghề và loại hình sản xuất kinh doanh

 Những sản phẩm chính, phụ và các dịch vụ đang cung cấp  

 Sơ lược về quy trình sản xuất và/hoặc nguyên lý hoạt động

 Số ngày làm việc trong tuần và số ca làm việc trong ngày

 

Xem thêm: Giá bảo hiểm 2 chiều ô tô 

 

Số lượng công nhân và bảo vệ của từng ca     

 Quy chế và trang thiết bị của đội phòng cháy chữa cháy nếu xảy ra hỏa họan

 Thời gian bắt đầu đi vào hoạt động và dự kiến ngừng hoạt động nếu có

 Tình hình sản xuất kinh doanh trước khi bị tổn thất : doanh thu, sản lượng, lỗ, lãi,…  

 Lịch sử về các loại tổn thất đã xảy ra

Những thông tin thu thập nêu trên cần được thu thập một cách tỉ mỉ cẩn thận, qua những thông tin này Giám định viên/Người được giao nhiệm vụ sơ bộ đánh giá được một số điểm sau:

 Phán đoán sơ bộ được nguyên nhân tổn thất đã xảy ra và nguy cơ của những tổn thất phát sinh sau khi xảy ra thiệt hại

 Khả năng phát hiện và dập tắt đám cháy của Người được bảo hiểm cũng như mức độ quan tâm của họ trong vấn đề phòng cháy chữa cháy nếu xảy ra tổn thất hỏa hoạn    

 Sơ bộ đánh giá được tài sản thiệt hại còn cũ hay mới, mức độ khấu hao tài sản qua thời gian và chế độ sử dụng

 Khả năng trục lợi bảo hiểm của khách hàng nếu tình hình kinh doanh thua lỗ hoặc sản xuất đang đình đốn,… 

 

5.1.3.2 Chụp ảnh và mô tả hiện trường 

 

Sau khi nắm được những thông tin cơ bản về tổn thất nêu trên, Giám định viên/Người được giao nhiệm vụ bắt đầu tiến hành công tác giám định trực tiếp tại hiện trường. Để công tác giám định có trình tự và chuẩn xác, những thiệt hại về cháy và tài sản có thể tạm chia ra làm ba loại đối tượng như sau :

 Công trình : nhà cửa, kho tàng, bến bãi,…

 Máy móc thiết bị : dây chuyền sản xuất, trang thiết bị của công trình,…   

 Hàng hoá : nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm trong kho …

Công tác mô tả hiện trường luôn đi đôi với ảnh chụp và phải tiến hành từ xa đến gần, từ ngoài vào trong và từ tổng thể đến chi tiết. Ảnh chụp và những nội dung mô tả phải ăn khớp với nhau đồng thời cùng thể hiện được diễn biến, nguyên nhân và mức độ tổn thất. Tùy từng đối tượng tổn thất mà những thông tin cần thể hiện như sau :

   

* Công trình :

 Tên và địa chỉ đầy đủ của công trình

 Tình trạng của công trình tại thời điểm trước khi xảy ra tổn thất   

 Mô tả hình dáng, diện tích và các kích thước cao, rộng, dài,…

 Mặt bằng bố trí tổng thể bao gồm  các gian, phòng, cửa ra vào, cửa sổ, hàng rào, lối đi thông phòng, tiếp giáp tại bốn hướng Đông-Bắc-Tây-Nam, … 

 Mô tả kết cấu và vật liệu của công trình làm bằng gỗ, gạch, đá, bêtông cốt thép,…theo thứ tự sau :

+ Bộ phận chịu lực chính của công trình  

+ Bộ phận che chắn và kiến trúc

 Những cảm quan về công trình bị thiệt hại như : màu sắc, biến dạng, khả năng sụp đổ và mức độ nguy hiểm,… 

 Đơn vị thiết kế, thi công và bảo dưỡng công trình

 Các hệ thống trang thiết bị điện : Khi điều tra các vụ cháy nguyên nhân do điện thì đầu tiên phải xác định được sơ đồ mạch điện(kể cả phần phụ tải), điều kiện làm việc của các dụng cụ tiêu thụ điện, xác định những hiện tượng xảy ra không bình thường trên toàn hệ thống thiết bị điện. Kiểm tra các thiết bị đóng ngắt mạch xem ở vị trí nào, cầu chì ra sao, dây dẫn điện xem từ trong ra ngoài mạng điện lưới,...  

 Hệ thống phòng cháy chữa cháy : hệ thống cung cấp nước, chủng loại và số lượng các phương tiện chữa cháy tại chỗ, khoảng cách tới đội chữa cháy công cộng gần nhất,…  

 

* Máy móc thiết bị :

 

 Mặt bằng bố trí máy móc thiết bị và dây chuyền sản xuất 

 Tên, chủng loại và nhãn hiệu của các máy móc thiết bị

 Chức năng của các loại máy móc trong dây chuyền

 Những cảm quan về máy móc bị thiệt hại như : màu sắc, biến dạng, tro tàn,… 

 Đơn vị sản xuất và đơn vị cung cấp thiết bị

 Đơn vị sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị 

* Hàng hoá :

 Mặt bằng hiện trường của nguyên vật liệu, bán thành phẩm đang trên dây chuyền hoặc thành phẩm trong kho,…  

 Nhãn mác và bao bì của hàng hóa

 Những cảm quan về hàng hoá bị thiệt hại như : màu sắc, mùi vị, độ ẩm,… 

 Đơn vị đặt hàng và tiêu thụ sản phẩm

5.1.3.3 Đánh giá sơ bộ diễn biến và nguyên nhân tổn thất

* Diễn biến tổn thất :

 Mô tả diễn biến sự cố phải thể hiện được đầy đủ những thông tin sau :

 Thời điểm xảy ra sự cố và người phát hiện đầu tiên

 Diễn biến về sự phát triển tổn thất và các biện pháp cứu chữa đã được thực hiện

 Diễn biến về việc khắc phục tổn thất và sơ bộ đánh giá các thiệt hại

* Nguyên nhân tổn thất : 

 Tại hiện trường tổn thất căn cứ theo các dấu vết còn lại và thông tin thu thập được Giám định viên/Người được giao nhiệm vụ sẽ có những nhận định ban đầu về nguyên nhân tổn thất.

 Ví dụ đối với tổn thất cháy thì tại vị trí xuất phát cháy chúng ta sẽ thu được dấu vết của chất cháy, cũng như dấu vết của nguồn nhiệt gây cháy còn tồn tại dưới dạng chất cặn, tàn than tro hoặc cháy chưa hết, từ đó xác định được :

 Vùng cháy và vị trí xuất phát cháy đầu tiên

 Chất cháy và nguồn nhiệt gây cháy

 Từ các đánh giá của ban ngành liên quan và công tác giám định thực tế tại hiện trường Giám định viên/Người được giao nhiệm vụ sẽ nhận định được sơ bộ nguyên nhân và diễn biến vụ cháy.

 

5.1.3.4 Mức độ và giá trị thiệt hại ước tính

Cơ sở để đánh giá mức độ thiệt hại được chia theo từng loại đối tượng tổn thất như sau:

* Công trình :

 Năm xây dựng và thời điểm bắt đầu đưa vào sử dụng

 Thời gian sử dụng và chế độ sử dụng.                                 

 Giá trị bảo hiểm và giá trị thiệt hại tại thời điểm xảy ra tổn thất    

 Xác định các bộ phận công trình có thể sửa chữa, có thể thu hồi và các bộ phận phải huỷ bỏ

 Ý kiến và đề xuất của các bên trong việc khắc phục tổn thất 

* Máy móc thiết bị :

 Năm sản xuất và thời điểm bắt đầu đưa vào sử dụng

 Thời gian sử dụng và chế độ sử dụng.           

 Giá trị bảo hiểm và giá trị thiệt hại tại thời điểm xảy ra tổn thất    

 Xác định các chi tiết máy móc thiết bị có thể sửa chữa, có thể thu hồi và các phần phải huỷ bỏ

 Ý kiến và đề xuất của các bên trong việc khắc phục tổn thất 

* Hàng hoá :

 Xác định phần nguyên vật liệu, hàng hoá bán thành phẩm hoặc thành phẩm theo 02 cách sau :

 Kiểm đếm trực tiếp tại hiện trường

 Thông qua chứng từ : Hoá đơn xuất-nhập kho, Hoá đơn mua-bán hàng, sổ sách chứng từ của thủ kho và kế toán,…     

 Giá trị bảo hiểm và giá trị thiệt hại tại thời điểm xảy ra tổn thất    

 Xác định phần hàng hoá có thể khắc phục(giảm giá trị thương mại), phần có thể thu hồi và phần phải huỷ bỏ.

 Ý kiến và đề xuất của các bên trong việc khắc phục tổn thất 

Ghi chú : Trong trường hợp tài sản tổn thất và chứng từ tài liệu là quá nhiều và phức tạp chưa thể kiểm đếm và đánh giá ngay được thì phải tập hợp ở một nơi an toàn đồng thời hai bên cùng lập biên bản niêm phong để xử lý sau.

 

5.1.3.5 Đề xuất và phối hợp thực hiện các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất 

 

Giám định viên/Người được giao nhiệm vụ có trách nhiệm căn cứ trên thực trạng tại hiện trường và ý kiến của các bên liên quan để đưa ra những kiến nghị bằng văn bản đối  với  Người  được  bảo hiểm về  các biện pháp cần thực  hiện nhằm đề phòng hạn chế tổn thất có khả năng tiếp tục xảy ra sau thiệt hại vừa rồi. Ví dụ như sau: 

Công trình : chống đỡ các bộ phận chịu lực bị suy yếu có khả năng sụp đổ, tháo dỡ các bộ phận che chắn và kiến trúc lỏng lẻo dễ gây nguy hiểm cho hàng hóa và người đi lại phía dưới,…

Máy móc thiết bị : bảo quản các máy móc có thể sửa chữa hoặc nếu cần thiết có thể đem sửa chữa ngay, phân loại các thiết bị có thể thu hồi hoặc bán thanh lý để cất giữ giải quyết sau,…

Hàng hoá : dùng ngay các biện pháp che chắn đối với hàng hoá bị ảnh hưởng bởi thời tiết mưa nắng, phân tách các phần hàng hoá bị thiệt hại để tránh hiện tượng lây nhiễm tổn thất,…            

 

5.1.3.6 Thu thập chứng cứ và ý kiến của các bên liên quan

 

Nhằm góp phần vào việc kết luận nguyên nhân và mức độ thiệt hại, cán bộ giám định cần thu thập thêm các thông tin sau :  

Phỏng vấn các đơn vị liền kề khu vực tổn thất và  các nhân chứng để thu thập các chứng cứ về thời điểm và diễn biến tổn thất, màu sắc của khói, mùi vị của chất cháy, màu sắc ngọn lửa,…

Những ý kiến của các đơn vị liên quan như cảnh sát PCCC, chính quyền địa phương, đơn vị xảy ra tổn thất, … 

 

5.1.3.7 Lập các Biên bản hiện trường và Báo cáo khác

 

Lập Biên bản hiện trường mô tả chi tiết hiện trạng, nêu sơ bộ diễn biến và dự đoán nguyên nhân tổn thất, ước tính mức độ thiệt hại, ý kiến của các bên liên quan

Tùy theo từng vụ tổn thất cụ thể mà các đơn vị phải lập Báo cáo nhanh hoặc Báo cáo khác mô tả những công việc đã và đang làm đồng thời đưa ra nhận xét và đề xuất đối với công tác giải quyết tổn thất

 

5.1.4 Hồ sơ giám định:

 

Giám định viên/Người được giao nhiệm vụ có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lý và đầy đủ của hồ sơ tài liệu nhận được, nếu có thiếu sót thì Giám định viên/Người được giao nhiệm vụ phải lập biên bản đề nghị Người được bảo hiểm cung cấp chứng từ tài liệu nêu cụ thể những tài liệu đã nhận và những tài liệu đề nghị Người được bảo hiểm tiếp tục cung cấp hoặc đề xuất Phòng chức năng có văn bản yêu cầu Người được bảo hiểm bổ sung chứng từ.

Khi nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ Giám định viên/Người được giao nhiệm vụ phải tiến hành xem xét chứng từ tài liệu kết hợp với những thông tin và hình ảnh hiện trường vụ tổn thất để đưa ra được những kết luận chính xác về thiệt hại. Từ đó lập Báo cáo giám định cuối cùng theo mẫu trong quy trình của vụ tổn thất nêu cụ thể nguyên nhân và mức độ thiệt hại và hòan chỉnh Hồ sơ giám định

 

5.1.5 Thời gian tiến hành giám định tổn thất :

 

Thời gian cho Giám định viên/Người được giao nhiệm vụ giải quyết một vụ tổn thất được quy định như sau :

Giám định viên/Người được giao nhiệm vụ có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lý và đầy đủ của hồ sơ tài liệu nhận được, nếu có thiếu sót thì trong vòng ba ngày làm việc Giám định viên/Người được giao nhiệm vụ phải yêu cầu Người được bảo hiểm bổ sung tài liệu bằng văn bản.

Khi nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ thì trong vòng năm ngày làm việc Giám định viên/Người được giao nhiệm vụ phải lập Báo cáo giám định cuối cùng của vụ tổn thất nêu cụ thể nguyên nhân và mức độ thiệt hại và hòan chỉnh Hồ sơ giám định

Tùy từng trường hợp cụ thể và tính phức tạp của vụ việc mà thời hạn nêu trên có thể khác tuy nhiên cần rút ngắn thời gian giải quyết một cách tối đa để công tác giải quyết tổn thất được nhanh chóng kịp thời.  

 

5.2. Nội dung hướng dẫn công tác bồi thường bảo hiểm cháy và tài sản 

5.2.1 Tiếp nhận Hồ sơ tài liệu

 

Sau khi nhận được Hồ sơ giám định và chứng từ tài liệu đề nghị bồi thường của khách hàng, Bồi thường viên/Người được giao nhiệm vụ có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lý và đầy đủ của hồ sơ tài liệu nhận được, nếu thiếu sót hoặc sai sót thì phải có văn bản yêu cầu Người được bảo hiểm bổ sung chứng từ hoặc giải trình rõ.

 

5.2.2 Xem xét trách nhiệm bảo hiểm

 

Trước khi lập phương án giải quyết Bồi thường viên/Người được giao nhiệm vụ phải kiểm tra xem tổn thất có thuộc trách nhiệm bảo hiểm hay không theo các câu hỏi như  sau :

Những hạng mục bị thiệt hại có thuộc Đơn bảo hiểm hay không?

Tổn thất có xảy ra trong thời hạn và ở địa điểm đã được nêu trong Đơn bảo hiểm hay không?

Nguyên nhân của tổn thất có phải là bất ngờ và không lường trước được không?

Theo điều khoản của Đơn bảo hiểm đã cấp có nêu rõ nguyên nhân tổn thất được bảo hiểm hoặc những điểm loại trừ hay không?

Người được bảo hiểm có tuân thủ đúng về nghĩa vụ và trách nhiệm đã được quy định trong Đơn bảo hiểm, Sửa đổi bổ sung, Phụ lục hoặc Giới hạn hay không?

Những thông tin được cung cấp bởi NĐBH trong Bản câu hỏi và Giấy đề nghị bảo hiểm có phù hợp với thực tế của trường hợp xảy ra không?

Đối chiếu với những thông tin có khả năng làm tăng hoặc thay đổi mức độ rủi ro đã xảy ra xem đã thông báo cho NBH chưa dù sớm hay muộn hay chưa thông báo gì?

Những khai báo về tổn thất có được kịp thời không?

Thông tin cung cấp về nguyên nhân tổn thất và số tiền khiếu nại có gì chưa đúng không?

10. Tổn thất có phải do nguyên nhân không áp dụng các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất không?

11. Tổn thất có liên quan đến Người thứ ba và tài sản của họ không? Đơn có bảo hiểm cho loại hình này không?

12. Số tiền bồi thường do Người được bảo hiểm khiếu nại là bao nhiêu?

Trong trường hợp Báo cáo giám định không nêu cụ thể phần thiệt hại thuộc phạm vi bảo hiểm hay không, Bồi thường viên/Người được giao nhiệm vụ có trách nhiệm tính toán phân tách những phần thiệt hại thuộc phạm vi bảo hiểm để xem xét bồi thường.    

 

5.2.3 Lập phương án giải quyết

 

Sau khi nhận được Hồ sơ giám định và tính toán tổn thất, Bồi thường viên/Người được giao nhiệm vụ đề xuất phương án giải quyết theo những cơ sở sau :

1. Tính toán giá trị thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm

Trừ khi có thỏa thuận khác, Giá trị thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm thông thường được tính như sau :

GTTHBH = GTTHTT x min{STBH;GTBH} : GTBH

Trong đó :

- GTTHBH : Giá trị thiệt hại thuộc phạmvi bảo hiểm

- GTTHTT  : Giá trị thiệt hại thực tế tại thời điểm xảy ra tổn thất  

- STBH       : Số tiền bảo hiểm   

- GTBH      : Giá trị bảo hiểm

Có nghĩa là :

- Trường hợp 1 : STBH ≥ GTBH thì GTTHBH = GTTHTT 

- Trường hợp 2 : STBH < GTBH thì Giá trị thiệt hại thuộc phạm vi bảo hiểm sẽ được tính bồi thường tỷ lệ là GTTHBH = GTTHTT x STBH : GTBH

2. Xác định giá trị thu hồi nếu có

Đối với những vụ tổn thất ước tính có thu hồi thì cần lập phương án thu hồi theo các bước như sau :

1- Tính giá trị thu hồi ước tính theo báo giá hoặc theo công thức sau :

GTTHUT = KLTHUT x ĐGTHUT

 

Trong đó :

- GTTHUT : Giá trị thu hồi những hạng mục được bồi thường ước tính  

- KLTHUT : Khối lượng thu hồi ước tính theo ước lượng bằng cảm quan hoặc các thông số kỹ thuật nếu có

- ĐGTHUT : Đơn giá thu hồi ước tính theo nhận định giá thị trường hoặc theo báo giá nếu có

2- Tính chi phí thu hồi ước tính theo báo giá hoặc theo công thức sau :

CPTHUT = KLTHUT x ĐGCPUT

Trong đó :

- CPTHUT : Chi phí thu hồi những hạng mục được bồi thường ước tính 

- KLTHUT : Khối lượng thu hồi ước tính theo ước lượng bằng cảm quan hoặc các thông số kỹ thuật nếu có

- ĐGCPUT : Đơn giá chi phí thu hồi ước tính theo nhận định giá thị trường hoặc theo báo giá nếu có

3- Giá trị thu hồi đánh giá :

GTTHĐG = (GTTHUT - CPTHUT) x min{STBH;GTBH} : GTBH

Trong đó :

- GTTHĐG : Giá trị thu hồi đánh giá của những hạng mục được bồi thường

- GTTHUT : Giá trị thu hồi những hạng mục được bồi thường ước tính 

- CPTHUT : Chi phí thu hồi những hạng mục được bồi thường ước tính 

- STBH        : Số tiền bảo hiểm  

- GTBH       : Giá trị bảo hiểm

4- Giá trị thu hồi thực tế :

- Trường hợp 1 : GTTHĐG ≤ 0

          Lập phương án hủy bỏ tài sản thu hồi và giao cho khách hàng tự chịu trách nhiệm tiến hành công tác hủy bỏ tài sản thu hồi nếu không có thỏa thuận khác

- Trường hợp 2 : GTTHĐG ≤ 5 triệu đồng

          Cán bộ xét bồi thường thu thập báo giá thu hồi và đề xuất phương án thu hồi để Lãnh đạo đơn vị xem xét quyết định

- Trường hợp 3 : GTTHĐG > 5 triệu đồng

          Cán bộ xét bồi thường lập và đề xuất phương án thu hồi để Lãnh đạo đơn vị xem xét quyết định  

Căn cứ theo các trường hợp trên giá trị thu hồi thực tế được tính như sau :

GTTHUHOITT = (GTTHUHOI - CPTHUHOI) x min{STBH;GTBH} : GTBH

Trong đó :

- GTTHUHOITT : Giá trị thu hồi thực tế của những hạng mục được bồi thường

- GTTHUHOI : Giá trị thu hồi những hạng mục được bồi thường

- CPTHUHOI : Chi phí thu hồi những hạng mục được bồi thường

- STBH        : Số tiền bảo hiểm  

- GTBH       : Giá trị bảo hiểm

3. Xem xét mức khấu trừ và chế tài:

Mức khấu trừ căn cứ theo các thỏa thuận bảo hiểm với khách hàng

Mức chế tài căn cứ theo trách nhiệm và nghĩa vụ của Người được bảo hiểm trong các thỏa thuận bảo hiểm và/hoặc quy định của pháp luật

4. Tính toán số tiền bồi thường:

Trừ khi có thỏa thuận khác hoặc PJICO tự tiến hành công tác thu hồi, số tiền bồi thường thông thường được tính như sau:

                       STBT = GTTHBH - GTTHUHOITT - MKT - MCT

Trong đó :

- STBT                : Số tiền bồi thường

- GTTHBH          : Giá trị thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm

- GTTHUHOITT : Giá trị thu hồi thực tế   

- MKT                  : Mức khấu trừ

- MCT                  : Mức chế tài

 

Bình Luận

Quảng cáo