- Bảo Hiểm Hàng Hải
- bảo hiểm ô tô
- Bảo hiểm kỹ thuật
- Bảo Hiểm Tài Sản
- Bảo Hiểm Trách Nhiệm
- Bảo Hiểm Con Người
Bảo hiểm ngộ độc thực phẩm
Bảo hiểm ngộ độc thực phẩm
Tổng Công ty Cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO) sẽ bồi thường cho Người được bảo hiểm ngộ độc thực phẩm:
Tất cả các khoản tiền mà Người được bảo hiểm ngộ độc thực phẩm có nghĩa vụ pháp lý phải trả như tiền bồi thường cho:
những thiệt hại bất ngờ về người (thương tật, ốm đau)
những thiệt hại bất ngờ về tài sản
gây nên bởi hàng hoá do Người được bảo hiểm ngộ độc thực phẩm bán, cung cấp, sửa chữa, thay đổi, xử lý hay phục vụ có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh do Người được bảo hiểm thực hiện và phát sinh trong suốt thời hạn bảo hiểm ngộ độc thực phẩm và trong phạm vi lãnh thổ quy định trong Giấy chứng nhận bảo hiểm ngộ độc thực phẩm;
Xem thêm: Mua bảo hiểm xuất nhập khẩu Air
Bảo hiểm ngộ độc thực phẩm
Tất cả các khoản chi phí và phí tổn kiện tụng
bên nguyên đơn chống lại Người được Bảo hiểm được bồi hoàn,
phát sinh với sự đồng ý bằng văn bản của PJICO
đối với bất kỳ khiếu nại nào đòi Người được bảo hiểm phải bồi thường và thuộc diện được bồi thường theo Đơn bảo hiểm ngộ độc thực phẩm;
Xem thêm: Luật kinh doanh bảo hiểm - kế toán
Tuy nhiên, trách nhiệm của PJICO đối với tất cả các khoản bồi thường trả cho một hay nhiều bên nguyên đơn về một hay một loạt các sự cố phát sinh từ hay có thể quy cho cùng một nguồn gốc hay cùng một nguyên nhân, sẽ không vượt quá hạn mức bồi thường được quy định trong Giấy chứng nhận bảo hiểm đối với một sự cố phát sinh trong suốt thời hạn được bảo hiểm, trách nhiệm của PJICO cũng sẽ không vượt quá hạn mức trách nhiệm quy định trong Giấy chứng nhận bảo hiểm đối với mỗi thời hạn bảo hiểm ngộ độc thực phẩm.
Trong trường hợp Người được Bảo hiểm ngộ độc thực phẩm chết thì trách nhiệm mà Người được Bảo hiểm phải gánh chịu, PJICO sẽ bồi hoàn cho người đại diện của Người được Bảo hiểm ngộ độc thực phẩm theo các điều kiện và các hạn mức qui định trong Đơn bảo hiểm ngộ độc thực phẩm, với điều kiện là người đại diện đó phải tuân thủ, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo đúng các quy định của các điều khoản, các điểm loại trừ, hạn mức trách nhiệm của Đơn bảo hiểm này như thể chính họ là Người được Bảo hiểm ngộ độc thực phẩm
Hơn 60 người nhập viện sau khi ăn bánh mì
Cùng ăn bánh mì tại một cửa hàng, nhiều người dân ở Thừa Thiên Huế phải nhập viện điều trị với các triệu chứng nôn ói, nhức đầu.
Chiều tối 29/11 và sáng nay 30/11, Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 ở xã Phong An (huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế) liên tục tiếp nhận bệnh nhân vào cấp cứu với các triệu chứng như nôn ói, nhức đầu
Xem thêm: Không bồi thường bảo hiểm ngộ độc thực phẩm khi nào ?
Đang nằm điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, chị Hoàng Thị Chanh (22 tuổi) cho biết, sáng 28/11 chị và 5 thành viên trong gia đình mua bánh mì từ tiệm bánh mì Anh Thi (xã Phong Hiền, Phong Điền) về ăn. Đến chiều tối, cả nhà chị có triệu chứng đi ngoài liên tục, nôn ói, nhức đầu. Chị và 3 thành viên khác bị nặng cùng phải nhập viện, 2 người bị nhẹ hơn vẫn ở nhà
Vẻ mặt vẫn mệt mỏi sau truyền dịch, chị Nguyễn Thị Sáu (26 tuổi) nhớ lại, trưa 28/11 chị và chồng đến nhà bà ngoại ở xã Phong Hiền chơi, chồng chị mua 2 ổ bánh mì ở tiệm bánh mì Anh Thi cho chị ăn. Đến tối thì chị thấy nhức đầu, nôn ói. Sáng 29/11 phải nhập viện.
Ông Trần Bùi, Phó giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 cho biết, từ sáng 29 đến 30/11, có 55 bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm nhập viện. Đa số bệnh nhân bị nhức đầu, nôn ói, trong đó có 22 trẻ em điều trị tại khoa Nhi.
Xem thêm: Bảo hiểm hàng hóa điều kiện C
Qua tìm hiểu, các bệnh nhân nhập viện đều nói ăn bánh mì tại cùng một tiệm bánh. Chúng tôi cũng đang bố trí thêm phòng ở khoa Lao để tiếp nhận bệnh nhân bởi có thông tin còn nhiều người bị ngộ độc vẫn chưa nhập viện, ông Bùi nói.
Bên cạnh 55 bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Đa khoa thị xã Hương Trà cũng tiếp nhận 9 trường hợp bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì tại cửa hàng Anh Thi
Ông Nguyễn Ngọc Diễn, Trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Thừa Thiên Huế cho biết, đơn vị đã đình chỉ hoạt động của cơ sở bánh mì Anh Thi, lấy mẫu xét nghiệm tìm nguyên nhân khiến nhiều người ngộ độc
Gần 50 người nghi ngộ độc thực phẩm sau khi ăn đồ từ thiện
Nhiều người sau khi ăn bánh mì, bánh bao phát từ thiện đã có dấu hiệu bị ngộ độc thực phẩm nên được đưa tới bệnh viện để cấp cứu.
Ngày 3/4/2024, TTXVN thông tin, sáng cùng ngày, tại Lễ hội Cộ ông bổn (thành phố Thuận An, Bình Dương) có gần 50 người dân sau khi ăn bánh mỳ, bánh bao phát từ thiện đã có biểu hiện nghi ngộ độc thực phẩm.
Xem thêm: Bảo hiểm ngộ độc thực phẩm là gì ?
Theo lời kể của các thành viên trong đoàn múa lân sư rồng tại Lễ hội, khoảng 4h - 5h ngày 3/4, sau khi ăn bánh mỳ, bánh bao của người dân phát, nhiều người trong đoàn múa lân có biểu hiện mệt mỏi, đau bụng, buồn nôn, chóng mặt... Hàng chục người sau đó được đưa đến Trung tâm Y tế thành phố Thuận An để cấp cứu.
Theo báo cáo nhanh của Trung tâm Y tế thành phố Thuận An, có 47 ca nhập viện với triệu chứng ban đầu là: ói, đau bụng, tiêu lỏng... Đa số trường hợp đều xuất hiện các triệu chứng sau khoảng 1 - 2 giờ ăn bánh mì, bánh bao… được cấp phát từ thiện. Hiện, 5 ca nhẹ được xuất viện, 42 ca ổn định, tiếp tục nằm theo dõi.
Trung tâm Y tế thành phố Thuận An tiếp tục điều tra nguyên nhân vụ việc trên và điều trị cho các trường hợp nghi ngộ độc thực phẩm.
Số người Đồng Nai nghi ngộ độc sau ăn bánh mì lên hơn 200
Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh hai ngày qua tiếp nhận 209 người nghi ngộ độc sau ăn bánh mì, một trường hợp nặng chuyển viện tuyến trên.
Số bệnh nhân này lần lượt nhập viện hai ngày 1-2/5, trong đó 160 người đang nằm viện điều trị, 5 người đến khám rồi xin về, 43 trường hợp nhẹ được xuất viện ngay, lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa Long Khánh cho biết sáng 2/5.
Bệnh nhân đều xuất hiện triệu chứng bất thường sau ăn bánh mì thịt mua tại một cơ sở kinh doanh ở phường Xuân Bình, Long Khánh, từ 15h đến 19h ngày 30/4. Dấu hiệu chung là nôn, tiêu chảy, sốt, đau bụng. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân nhiễm trùng đường ruột, nghi ngộ độc thực phẩm.
Đa số bệnh nhân hiện đã ổn định sức khỏe, đại diện bệnh viện cho hay.
Dự kiến hôm nay Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm tỉnh Đồng Nai làm việc với Trung tâm Y tế và các cơ quan liên quan của TP Long Khánh để điều tra nguyên nhân vụ việc. Ngoài ra, Sở Y tế chỉ đạo Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh đảm bảo điều kiện tốt nhất để điều trị cho các bệnh nhân.
Cơ sở bánh mì trên hoạt động hơn 10 năm nay. Kiểm tra cơ sở hôm qua, cơ quan chức năng ghi nhận nơi này không có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm. Cơ sở bị tạm ngưng kinh doanh cho đến khi có kết luận của cơ quan chức năng.
Tư vấn Bảo hiểm ngộ độc thực phẩm 0932377138
310 người dính ngộ độc nghi do ăn bánh mì
Theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, qua khai thác từ bệnh nhân, bánh mì và xôi họ mua ở tiệm nói trên có thịt luộc, chà bông, bơ, pa tê, chả lụa, nước xốt, đồ chua, hành, ngò.
Bác sĩ Bệnh viện Vũng Tàu khám cho một bệnh nhân ngộ độc thực phẩm nghi do ăn bánh mì
Đến 0h ngày 27-11, xuất hiện người đầu tiên có các triệu chứng nghi ngộ độc thực phẩm như: sốt, đau bụng, tiêu chảy, nôn, buồn nôn, đau đầu. Đến 4h ngày 27-11, ca đầu tiên vào Bệnh viện Vũng Tàu.
Đến 16h ngày 28-11, qua hệ thống giám sát của ngành y tế ghi nhận tổng cộng có 310 người dính ngộ độc thực phẩm, trong đó có ba ca nặng tụt huyết áp, sốc.Tư vấn Bảo hiểm ngộ độc thực phẩm 0932377138
Bệnh viện xác nhận 1 người đã tử vong
Một bệnh nhân dính ngộ độc thực phẩm nghi do ăn bánh mì ở Vũng Tàu đã tử vong. Hiện sự vụ đang được báo cáo lên ngành y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Chiều 29-11, lãnh đạo Bệnh viện Bà Rịa xác nhận có một bệnh nhân dính ngộ độc thực phẩm nghi do ăn bánh mì ở Vũng Tàu đã tử vong. Về thông tin cụ thể, lãnh đạo Bệnh viện Bà Rịa nói sẽ cung cấp rõ ràng sau.
Ông Nguyễn Văn Thái, phó giám đốc phụ trách Sở Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cho biết nghe thông tin như trên vào trưa 29-11 và đang yêu cầu Bệnh viện Bà Rịa báo cáo.
Theo ông Thái, các ngành chức năng chưa nhận được kết quả xét nghiệm các mẫu thức ăn từ TP.HCM.
Trước đó vào các ngày 27 và 28-11, hơn 310 người dân Vũng Tàu khác dính phải ngộ độc thực phẩm nghi do ăn bánh mì tại tiệm tên C.B ở đường Nguyễn An Ninh, phường 7, TP Vũng Tàu. Tất cả họ đều ăn bánh mì hoặc xôi vào tối 26-11 hay sáng 27-11 mua tại tiệm nói trên.
Tư vấn Bảo hiểm ngộ độc thực phẩm 0932377138
Hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm trong nhà trường
Chỉ trong vòng chưa đầy một tháng, TP.HCM liên tiếp xảy ra ba vụ nghi ngộ độc thực phẩm tập thể tại các trường học khiến nhiều học sinh nhập viện với triệu chứng nôn ói, đau bụng, tiêu chảy...
Từ ngày 15-4, cả nước sẽ bước vào Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025. Đây cũng là giai đoạn cao điểm nắng nóng khiến nguy cơ ngộ độc tăng cao nếu không có biện pháp phòng tránh.
Liên tiếp ba vụ ngộ độc thực phẩm tập thể
Mới đây nhất, ngày 10-4, có 22 học sinh Trường tiểu học Võ Thị Sáu (quận 7) nghi bị ngộ độc thực phẩm khi xuất hiện các triệu chứng như nôn ói, đi ngoài, đau bụng, trong đó có một học sinh phải nhập viện.
Thông tin ban đầu nhà trường có hợp đồng với đơn vị cung cấp suất ăn công nghiệp để phục vụ bữa ăn bán trú cho học sinh. Trường đã niêm phong mẫu thực phẩm, Sở An toàn thực phẩm TP.HCM đã lấy mẫu thức ăn tại trường và bệnh phẩm để đi kiểm nghiệm, đồng thời kiểm tra nơi cung cấp suất ăn cho trường.
Trước đó ngày 28-3, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cũng đã yêu cầu Sở An toàn thực phẩm làm rõ vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Trường TH-THCS Tuệ Đức (cơ sở 1/5 bis đường Lương Định Của, phường An Khánh) và Trường TH-THCS Tuệ Đức (cơ sở 644 đường Nguyễn Thị Định, phường Thạnh Mỹ Lợi). Trong đó có 33 học sinh có biểu hiện đau bụng, đi ngoài, buồn nôn sau khi ăn các bữa ăn tại trường do cùng một công ty tại quận Tân Phú cung cấp.
Sau đó ba ngày, Cục An toàn thực phẩm tiếp tục đề nghị Sở An toàn thực phẩm TP.HCM làm rõ nguyên nhân vụ ngộ độc thực phẩm nghi do ăn bánh mì khiến 37 người nhập viện, trong đó có 33 học sinh. Những người này là tài xế, giáo viên và học sinh Trường THCS Tân Túc, huyện Bình Chánh có mua bánh mì ăn, sau đó bị triệu chứng ngộ độc.
Đại diện Sở An toàn thực phẩm cho biết hiện kết quả kiểm nghiệm nguyên nhân vụ ngộ độc vẫn đang được xử lý. Trao đổi với Tuổi Trẻ, bà Phạm Khánh Phong Lan, giám đốc Sở An toàn thực phẩm, cho hay từ ngày 15-4 đến 15-5, sở sẽ thành lập các đoàn kiểm tra, thực hiện kiểm tra tại các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.
Đặc biệt là các bếp ăn tập thể, dịch vụ ăn uống, sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm. Qua đó sẽ xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm quy định, đặc biệt các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống bếp ăn tập thể, thức ăn đường phố.
Bà Lan cũng kêu gọi người dân nâng cao năng lực phòng ngừa, chủ động xử lý ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm; giảm thiểu ngộ độc do tiêu dùng thực phẩm không an toàn.
Lo lắng với các bếp ăn tập thể
Hôm qua (11-4), Cục An toàn thực phẩm đã ban hành chi tiết triển khai kiểm tra liên ngành trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025 với chủ đề: Bảo đảm an toàn thực phẩm, chú trọng an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố.
Cục yêu cầu các địa phương kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những vấn đề tồn đọng trong quản lý, những vi phạm về bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh và quảng cáo thực phẩm.
Trong quá trình kiểm tra phải tập trung xem xét giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, giấy cam kết sản xuất thực phẩm an toàn, điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm với các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu, thực phẩm...
Các đoàn kiểm tra khi phát hiện vi phạm phải xử lý, tuyệt đối không để thực phẩm không an toàn lưu thông trên thị trường. Xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm về an toàn thực phẩm...
PGS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm (Đại học Bách khoa Hà Nội), cho rằng bếp ăn tập thể thường chế biến với số lượng lớn suất ăn, do đó nguồn nguyên liệu thường được mua để dự trữ sẵn, tiện chế biến. Trong quá trình dự trữ nguyên liệu nếu không đảm bảo dẫn đến hư hỏng...
Vì vậy để đảm bảo an toàn trong bếp ăn tập thể thì nguồn nguyên liệu đầu vào rõ ràng, hạn chế dự trữ nhiều, ký hợp đồng cung cấp thực phẩm với những nơi uy tín. Bên cạnh đó phải có hệ thống thiết bị bảo quản thực phẩm tốt, môi trường sạch sẽ, lực lượng chức năng phải tăng cường kiểm tra, giám sát.
Hai bộ phối hợp tăng mức xử phạt
Theo bà Trần Việt Nga - cục trưởng Cục an toàn thực phẩm, hiện nay trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, các hành vi vi phạm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống, đặc biệt là đối với các cơ sở chế biến suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể, nhà hàng, cửa hàng ăn uống... sẽ bị xử lý.
Việc triển khai xử phạt sẽ quy định theo hành vi. Trong đó các hành vi có mức xử phạt cao nhất đối với cá nhân lên tới 100 triệu đồng, đối với tổ chức mức cao nhất tới 200 triệu đồng.
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết thêm đối với các hành vi nghiêm trọng như sản xuất, buôn bán thực phẩm giả, khung hình phạt trong Bộ luật Hình sự có thể lên tới 20 năm tù hoặc tù chung thân.
Vừa qua, lãnh đạo Bộ Y tế và Bộ Công an đã họp nhằm thảo luận về việc tăng mức chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm. Mới đây Sở Y tế Hà Nội đã đề xuất tăng mức phạt với các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm lên gấp đôi so với mức phạt quy định trong các nghị định hiện hành, nhằm tạo ra một sức răn đe mạnh mẽ với các tổ chức, cá nhân tham gia vào sản xuất và kinh doanh thực phẩm.
Thời tiết càng nóng ẩm càng nguy hiểm
PSG Nguyễn Duy Thịnh cho hay thời tiết càng nóng ẩm, vi sinh vật và vi khuẩn có hại càng phát triển nhanh khiến thực phẩm dễ ôi thiu, hư hỏng. Khi xâm nhập thực phẩm, vi khuẩn phát triển rất nhanh nhân lên gấp nhiều lần trong thời gian ngắn, sinh ra chất độc gây ngộ độc.
Đối với những thực phẩm khi đã nhiễm độc tố, mặc dù đun sôi ở nhiệt độ cao các vi sinh vật có thể bị tiêu diệt nhưng độc tố chúng sinh ra không mất đi, vẫn có nguy cơ gây ngộ độc.
Đặc biệt là các loại thực phẩm như thịt, trứng, sữa, cá, hải sản, patê, giò lụa... là môi trường giàu dinh dưỡng, protein để vi khuẩn thuận lợi sinh sôi và phát triển phát sinh độc tố.
Cần hỗ trợ về Bảo hiểm ngộ độc thực phẩm :
CÔNG TY BẢO HIỂM PJICO SÀI GÒN
-
Địa chỉ: Lầu 4, Số 186 Điện Biên Phủ, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
-
Tổng đài: 1900545455
-
Điện thoại: 0888.605.666 / 0932377138
-
Email: pjicosaigon@gmail.com
-
Website: baohiempetrolimex.com | | thegioibaohiem.net
-
Zalo, Viber: 0932.377.138